MẠCH ĐIỀU KHIỂN THANG MÁY 4.1. Tính chọn các thiết bị điện
4.2. Mạch điều khiển thang máy truyền thống
Hình 4.2: Mạch điện thang máy truyền thống 4.2.1. Các phần tử trong mạch điện:
Ký hiệu Tên gọi
1CC Caàu chì
BA Biến áp
Đ1÷Đ6 Đèn chiếu sáng buồng thang NCH Phanh hãm điện từ
RN Rụ le nhieọt
Đ Động cơ điện 2 tốc độ 1CT÷5CT Các hãm cuối cửa tầng 1DT÷5DT Nút bấm đến tầng 1GT÷5GT Nút bấm gọi tầng
RTr Rơ le trung gian đèn báo cửa tầng + buồng thang
RT1 ÷RT5 Rơ le trung gian các tầng
N Coâng taéc tô naâng
H Công tắc tơ hạ
C Công tắc tơ tốc độ cao T Công tắc tơ tốc độ thấp
NC1 Nam chaâm 1
NC2 Nam chaâm 2
CL Bộ chỉnh lưu
AT Aùp tô mát tổng
1CDT÷5CDT Công tắc chuyển đổi tầng
2CC Caàu chì
3CC Caàu chì
4CC Caàu chì
CT Hãm cuối cửa tầng
FBH Phanh bảo hiểm
1HC Tiếp điểm thường đóng
HC Hãm cuối
CBT Cửa buồng thang
4.2.2. Nguyên lý hoạt động:
– Giả sử khách hàng đang ở trong cabin đang ở tầng 3 muốn đi xuống tầng 1, khách chỉ cần ấn nút 1DT. Lúc đó rơ le RT1 được cấp điện đi từ mạch 1CC qua công tắc 1CT đến tiếp điểm thường đóng N và H qua tiếp điểm 1DT đến RT1. Khi rơ le RT1 có điện sẽ đóng các tiếp điểm RT1 trong mạch lại. Khi đó công tắc tơ C được cấp điện từ mạch 1CC → 1CT → N và H → 1DT qua tiếp điểm RT1 đến C. Công tắc tơ C có điện đóng các tiếp của nó trên mạch động lực và mạch điều khiển. Trong mạch cầu đi ốt, sau khi tiếp điểm C đóng lại thì nam châm NC1 và NC2 có điểm sẽ đóng tiếp điểm NC1 và mở tiếp điểm NC2.
Từ đó công tắc tơ H được cấp điện từ mạch 1CC → 1CT → N và H → 1DT → RT1 → NC1 qua tiếp điểm RT1 đến H. Công tắc tơ H sẽ đóng các tiếp điểm
của nó. Khi đó động cơ điện sẽ hạ với tốc độ cao( Khi hạ mấu tầng nằm ở bên phải ). Khi tiếp điểm 1DT mở ra thì công tắc tơ C và H vẫn đuộc cấp điện từ mạch 1CC → 1CT → tiếp điểm thường đóng T qua tiếp điểm thường mở H, từ đó cung cấp cho H và cho C qua mấu tầng đến RT1 đến C. Khi gần đến cửa tầng thì mấu tầng 1 từ bên phải chuyển sang bên trái. Khi đó mạch điện cung cấp cho công tắc tơ C mất. Công tắc tơ H vẫn được cấp điện. Đồng thời với công tắc tơ C mất điện thì công tắc tơ T được cấp điện từ mạch 1CC → tiếp điểm H đến T. Động cơ hạ với tốc độ thấp. Tới cửa tầng thì HC mở ra làm cho các công tắc tơ N,H,C,T không được cấp điện, khi đó các tiếp điểm của nó trở lại trạng thái ban đầu, đồng thời NCH sẽ phanh động cơ làm cho buồng thang dừng đúng cửa tầng 1.
– Tương tự, khách hàng đang ở tầng 1 muốn lên tầng 4, khách hàng chỉ cần nhấn nút 4DT. Lúc đó rơ le RT4 được cấp điện đi từ mạch 1CC qua công tắc 1CT đến tiếp điểm thường đóng N và H qua tiếp điểm 4DT đến RT4. Khi rơ le RT4 có điện sẽ đóng các tiếp điểm RT4 trong mạch lại. Khi đó công tắc tơ C được cấp điện từ mạch 1CC → 4CT → N và H → 4DT qua tiếp điểm RT4 đến C. Công tắc tơ C có điện đóng các tiếp của nó trên mạch động lực và mạch điều khiển. Trong mạch cầu đi ốt, sau khi tiếp điểm C đóng lại thì nam châm NC1 và NC2 có điểm sẽ đóng tiếp điểm NC1 và mở tiếp điểm NC2. Từ đó công tắc tơ H được cấp điện từ mạch 1CC → 4CT → N và H → 4DT → RT4 → NC1 qua tiếp điểm RT4 đến N. Công tắc tơ N sẽ đóng các tiếp điểm của nó.
Khi đó động cơ điện sẽ nâng với tốc độ cao( Khi hạ mấu tầng nằm ở bên trái ).
Khi tiếp điểm 4DT mở ra thì công tắc tơ C và H vẫn đuộc cấp điện từ mạch 1CC → 4CT → tiếp điểm thường đóng T qua tiếp điểm thường mở N, từ đó cung cấp cho N và cho C qua mấu tầng đến RT4 đến C. Khi gần đến cửa tầng thì mấu tầng 4 từ bên trái chuyển sang bên phải. Khi đó mạch điện cung cấp cho công tắc tơ C mất. Công tắc tơ N vẫn được cấp điện. Đồng thời với công tắc tơ C mất điện thì công tắc tơ T được cấp điện từ mạch 1CC → tiếp điểm N đến T. Động cơ nâng với tốc độ thấp. Tới cửa tầng thì HC mở ra làm cho các công tắc tơ N,H,C,T không được cấp điện, khi đó các tiếp điểm của nó trở lại trạng thái ban đầu, đồng thời NCH sẽ phanh động cơ làm cho buồng thang dừng đúng cửa tầng 4.
– ệu ủieồm:
+ Mạch đơn giản.
+ Dễ dàng trong thiết kế, thi công và sử dụng.
– Nhược điểm:
+ Khi mất điện cabin không có bộ tủ cứu hộ nên gây khó khăn cho những người trong cabin nếu trong cabin có người.