QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO KẾT CẤU THÉP ĐỐI TRỌNG CABIN CWT
1.1 Công tác chuẩn bị
1.1.1 Chuaồn bũ phoõi:
a.Vật liệu chế tạo khung đối trọng:
Theùp CT3:
– Thép CT3 có các đặc trưng sau:
+ Giới hạn chảy: 2400 – 2800kg/cm2
+ Mođun đàn hồi (khi kéo) E=2,1.106kG/cm2 + Giới hạn bền: 3800 – 4200kg/cm2
– Khung đối trọng được tạo ra từ các thép hình với các tiêu chẩn có sẵn, và các tấm thép này liên kết với nhau bằng phương pháp hàn.
– Khi thi công chế tạo khung ta cần phải có các kích thước sau:
Hình 1.1: Thép hình chữ U Thép hình chữ U có:
– Soỏ hieọu: N012
– Trọng lượng 1m chiều dài: 10,4 kg.
– Kích thước:
+ h = 120 mm.
+ b = 52 mm.
+ d = 4,8 mm.
+ t = 7,8 mm.
+ R = 7,5 mm.
+ r = 3,0 mm.
Hình 1.2: Theùp taám – Thép tấm có:
+ Dày 8 mm.
+ Dày 10 mm.
+ Dày 15 mm.
b. Yêu cầu kỹ thuật:
– Khi tiếp nhận tole cần kiểm tra kĩ lưỡng về số hiệu, dấu hiệu kiểm tra của nhà máy chế tạo. Trong giấy chứng minh tole phải có thành phần hóa học và các số hiệu thí nghiệm cơ học.
– Trước khi gia công, tole phải được vệ sinh, mục đích là để dể lấy dấu, đảm bảo độ chính xác. Nếu tole có hiện tượng cong vênh thì cần có biện pháp nắn thẳng để khắc phục biến dạng của thép sau khi cán, hoặc do va chạm, nếu có, trong quá trình nâng, cẩu, vận chuyển. Đây là khâu cơ bản trong công tác chuẩn bị. Thông thường, thép được uốn nắn, điều chỉnh ở trạng thái nguội.
Trường hợp thép bị cong vênh quá lớn mới điều chỉnh bằng nung nóng. Sau khi đã kiểm tra và nắn thẳng (nếu có), thép cần được đánh sạch để loại trừ các bám bẩn trong quá trình chế tạo và vận chuyển.
1.1.2. Chuaồn bũ thieỏt bũ phuùc vuù:
a.Lựa chọn công nghệ:
– Ta sử dụng công nghệ hàn TIG (Tungsten Inert Gas). Là cách hàn hồ quang điện cực không nóng chảy trong môi trường khí trơ.
– Hàn hồ quang không nóng chảy trong môi trường khí trơ (GTAW) là quá trình hàn nóng chảy, trong đó nguồn nhiệt cung cấp bởi hồ quang được tạo thành giữa điện cực không nóng chảy và vũng hàn. Vùng hồ quang được bảo vệ
bằng môi trường khí trơ( Ar, He hoặc Ar+He) để ngăn cản tác động có hại của ôxi và nitơ. Điện cực không nóng chảy thường dùng là Volfram.
Hình 1.3: Sơ đồ nguyên lý hàn hồ quang điện cực không nóng chảytrong môi trường khí trơ (GTAW/TIG) Phương pháp này có một số ưu điểm:
– Tạo mối hàn chất lượng cao với hầu hết các kim loại và hợp kim.
– Mối hàn không phải làm sạch sau khi hàn.
– Hồ quang và vũng hàn có thể quan sát được khi hàn.
– Không có kim loại bắn ra.
– Có thể hàn mọi vị trí trong không gian.
– Nhiệt độ tập trung có thể tăng tốc độ hàn, giảm biến dạng liên kết hàn.
– Có thể tự động hoá hai khâu di chuyển hồ quang cũng như cấp dây hàn phuù.
b. Chọn máy hàn:
– Các nguồn điện hàn TIG thông dụng ở Việt Nam là máy hàn Kepmi 2500 của hãng Kempi (Phần Lan).
Hình 1.4: Thiết bị dùng cho hàn TIG a.Sơ đồ thiết bị ; b.Máy hàn TIG Vật liệu:
– Vật liệu sử dụng trong phương pháp hàn TIG bao gồm : Khí bảo vệ, điện cực Volfram, và que hàn phụ.
Que hàn :
– Theo TCVN 3223-89 chọn loại N42-6B với các thông số:
+ Giới hạn bền kéo: σb= 4200 kG/ cm2. + Độ dai va đập: ak = 1500 kGm/ cm2. + Độ giãn dài tương đối: δ = 22%.
+ Góc uốn: αu= 1800.
+ 0,12% C; 0,30% Si; ≤ 0,03% P,S; ≥ 0,5% Mn.
Khí bảo vệ:
– Các hỗn hợp Ar và He với hàm lượng He dến 75%.
c. Chọn máy cắt tole:
– Sử dụng máy cắt khí tự động kiểu xách tay nhỏ gọn để dễ cơ động trên hiện trường. Máy chuyển động trên thanh ray định hình nhờ động cơ một chiều có tốc độ điều khiển bằng núm xoay. Bánh dẫn hướng đảm bảo máy luôn bám theo đường ray ,còn bánh dẫn động có nhiệm vụ truyền chuyển động từ động cơ qua hộp giảm tốc.
Thông số kỹ thuật của máy IK-12 Hunter của hãng Koike Nhật Bản như sau : – Điện áp sử dụng : U = 220 V xoay chiều, 50/ 60 Hz
– Tốc độ cắt : Vc = 100 ÷ 1000 mm/phút.
– Động cơ : 24 V một chiều ,2800 vòng/phút – Chiều dày cắt max : lc = 100 mm
– Góc nghiêng mỏ cắt : αn= 0 ÷ 450 – Ray cắt : lv = dài 1800 mm – Khối lượng máy : m = 9,8 kg
Hình 1.5: Máy cắt IK-12 Hunter
– Các thiết bị đo ( dùng trong công tác làm dấu và kiểm tra chất lượng chi tieát):
+ Thước hoặc cạnh thẳng + Thước góc
+ Thước đo chiều cao + Dưỡng đo hình dáng + Dưỡng đo mối hàn d. Máy khoan.
– Dùng máy khoan 2A125 với dụng cụ là BK5,6,10.
1.1.3 Chuẩn bị nhân lực tham gia vào quá trình chế tạo.
– Công nhân trực tiếp tham gia sản xuất : 3 người – Kỹ sư giám sát ( không trực tiếp) : 1 người