Hạn chế và nguyên nhân tồn tạ

Một phần của tài liệu Thẩm định các dự án đầu tư bất động sản ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 70 - 73)

- Kiểm tra tính hợp lý của sản phẩm, doanh thu hàng năm của dự án

2.Hạn chế và nguyên nhân tồn tạ

2.1 Phương diện quy trình thẩm định

Tuy rằng các cán bộ tín dụng đã có những sáng tạo, linh hoạt trong quy trình thẩm định tuy nhiên vẫn phải tuân theo một quy trình chung, chưa co những quy trình riêng, cụ thể cho từng loại hình dự án. Chính vì thế, trong quá trình thẩm định các cán bộ thẩm định gặp không ít những khó khắn, gây lãng phí thời gian và tiền bạc.

2.2 Phương pháp thẩm định

Ngân hàng chủ yếu sử dụng phương pháp tính khấu hao, tính giá trị NPV, IRR của dự án, nhưng mỗi dự án lại có đặc thù riêng, đôi khi sử dụng phương pháp này không hoàn toàn có thể đánh giá được một cách chính xác. Phương pháp thẩm định thị trường cũng chỉ dựa trên nguồn thông tin do khách hàng cung cấp, thông tin tra cứu qua mạng Internet, chưa co những chuyên gia thực sự để đánh giá một cách chính xác thông tin thị trường của sản phẩm mà doanh nghiệp vay vốn kinh doanh.

Về nội dung thẩm định kỹ thuật, cũng chỉ dựa theo các nguồn thông tin do khách hàng cung cấp chỉ co nguồn thông tin 1 chiều. Ngoài ra, các cán bộ thẩm

định thường là những người có kinh nghiệm về mặt kinh tế, tài chính là chủ yếu, khả năng nhận biết, đánh giá các bản vẽ kỹ thuật, các thông số kỹ thuật đối với các ngành nghề khác nhau có thể sẽ không đánh giá được một cách xác đáng, khách quan đối với phần kỹ thuật của dự án.

2.3 Nội dung thẩm định

Tất cả các thông tin liên quan đến khách hàng đều được Ngân Hàng xem xét, đánh giá một cách tỷ mỉ tuy nhiên phần thẩm định dự án thường không được thẩm định một cách cụ thể mà chủ yếu chỉ là thẩm định mang tính chất hình thức cho đầy đủ với nội dung thẩm định do NHNo Việt Nam ban hành. Đặc biệt là thẩm định về mặt kỹ thuật, thông tin thường không được kiểm chứng cụ thể, khả năng chuyên môn của cán bộ thẩm định về mảng này cũng còn khá hạn chế.

2.4 Thông tin

Về thông tịn, ngân hàng nhận được thông tin qua hồ sơ khách hàng cung cấp. Quan hệ tín dụng của khách hàng với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, NHNo&PTNT Hà Nội có thể tra thông tin khách hàng thông qua CIC để có thể biết cụ thể, chính xác thông tin của khách hàng nếu họ đã từng giao dịch với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.

Ngân hàng cũng gặp những khó khăn khi nhận hồ sơ báo cáo tài chính của các khách hàng, nhiều trường dung báo cáo tài chính giả, hoặc đã chỉnh sửa không khớp với hoạt động kinh doanh thực tế khiến cho việc thẩm định đánh giá hồ sơ của khách hàng càng ngày càng khó khăn phức tạp. Việc này đòi hòi các cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định luôn nhạy bén, sáng suốt.

2.5 Đội ngũ cán bộ thẩm định

Hiện nay, đội ngũ cán bộ tín dụng ở ngân hàng Nông Nghiệp Hà Nội chủ yếu là những cán bộ trẻ, kinh nghiệm còn thiếu, chưa đủ kinh nghiệm để có thể ứng biến nhanh với những tình huống phát sinh bất ngờ. Chính vì thế, chất lượng thẩm định các dự án co thể không được đồng đều, có dự án có thể đi sâu vào nội dung thẩm định nhưng cũng có dự án một số nội dung thẩm định chỉ mang tính chất hình thức.

2.6 Máy móc thiết bị

Hàng năm ngân hàng vẫn có cố gắng trong việc áp dụng cải tiến các phần mềm quản lý dữ liệu ngân hàng. Tuy nhiên, hệ thống máy tính quản lý hệ thống

khách hàng của ngân hàng mới chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp thông tin cơ bản của khách hàng khi hồ sơ của khách hàng đã được lưu trữ trong máy trước đó chưa có khả năng phân tích dự báo sâu. Vì mỗi một dự án lại có đặc thù riêng những thông tin mà hệ thống quản lỹ dữ liệu khách hàng vẫn chỉ mang tính chất quản lý thông tin chung chung chưa thực sự đi vào cụ thể.

Nhận xét chung:

Các hạn chế mà công tác thẩm định ở ngân hàng chủ yếu gặp phải do kinh nghiệm của các cán bộ tín dung, cán bộ thẩm định còn yếu. Họ chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến những ngành nghề khác nhau. Mà mỗi ngành nghề lĩnh vực lại có những đặc thù và chuyên môn riêng. Chính vì thế, công tác tư vấn, thẩm định thông tin khách hàng cung cấp cũng như khả năng phân tích thị trường, phân tích kỹ thuật của dự án là còn hạn chế và không thể nâng cao khả năng đánh giá lên nhanh trong thời gian ngắn được. Theo đó, thẩm định các dự án nói chung cũng như các dự án bất động sản nói riêng vẫn còn gặp nhiều rủi ro. Việc này đòi hỏi có sự hỗ trợ của cán bộ điều hành, các chuyên gia của nhiều lĩnh vực và bản thân các cán bộ tín dụng cũng cần phải thực sự nỗ lực mới có thể nâng cao được chất lượng thẩm định tại ngân hàng.

Việc kiểm soát các món vay cũng chưa có được quản lý chặt chẽ,vì nhiều trường hợp do lơ là chap kiểm tra được chính xác mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng hoặc họ vay vốn không phải sử dụng vào mục đích như họ cung cấp thông tin cho ngân hàng mà phục vụ cho mục đích khác.Thực tế, không phải khách hàng nào họ cũng cung cấp thông tin xin vay vốn ngân hàng đúng sự thật. Chính vì thế, công tác thẩm định mục đích sử dụng vốn vay cũng như thông tin khách hàng là rất quan trọng.

Một phần của tài liệu Thẩm định các dự án đầu tư bất động sản ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 70 - 73)