Phương thức trả nợ

Một phần của tài liệu Thẩm định các dự án đầu tư bất động sản ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 28 - 33)

d. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi.

1.2.6 Phương thức trả nợ

Trả lãi hàng tháng và gốc trả vào cuối kỳ (nếu vay ngắn hạn ) hoặc trả dần (gốc + lãi) hàng tháng.

2. Số lượng các dự án vay vốn cho vay trung dài hạn được thẩm định tại Ngân

Hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi Nhánh Hà Nội năm 2009

2.1 Số lượng các dự án vay vốn trung dài hạn bằng nội tệ

Bảng 4. Số lượng dự án vay vốn trung và dài hạn bằng nội tệ năm 2008 - 2009 Đơn vị: Triệu VNĐ

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009

Số lượng

Số tiền phê duyệt cho vay

Số lượng

Số tiền phê duyệt cho vay

1 Các dự án trên 10 tỷ 09 248.967 08 221.601

3 Các dự án vượt quyền phán quyết của chi nhánh

09 2.111.000 08 2.513.000

Tổng 35 2.389.390 32 2.796.893

(Nguồn: Báo cáo tiến độ giải ngân các dự án vay trung và dài hạn năm 2008- 2009)

Nhận xét:

Năm 2008:

Các dự án dưới 10 tỷ chiếm tỷ số lượng tương đối nhiều trong tổng số các dự án được phê duyệt cho vay 17/35 dự án. Tuy nhiên, số tiền được phê duyệt cho vay đối với các dự án này chiếm tỷ trọng thấp trên tổng số tiền phê duyệt các dự án vay trung và dài hạn bằng nội tệ chỉ 1,23 % (29.423/2.389.390). Các dự án này chủ yếu vay vốn với mục đích mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, mua sắm các trang thiết bị nội thất, bổ sung vốn cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mua sắm phương tiện đi lại và vận chuyển hàng hóa. Các dự án này tỷ lệ chấp thuận cho vay thường cao hơn các dự án có quy mô đầu tư hơn 10 tỷ vì khả năng thu nợ gốc và lãi hàng tháng đúng kỳ hạn khả quan hơn. Ngân hàng có thể kiểm soát được mức độ rủi ro tối thiểu.

Các dự án có quy mô đầu tư trên 10 tỷ thì bao gồm các dự án trong quyền phán quyết của Chi Nhánh và các dự án vượt quyền phán quyết Chi Nhánh. Số lượng các dự án trên 10 tỷ được phê duyệt là 18/35 dự án. Do chủ yếu là các dự án có quy mô đầu tư vốn lớn nên tổng số vốn được phê duyệt khá cao chiếm 98,77 % (2.359.967/2.389.390). Các dự án này chủ yếu là các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở, xây dựng các khu đô thị mới, xây dựng các nhà máy Bia, nhà máy dệt…. Các hạng mục công trình liên quan đầu tư phát triển. Mặc dù, các dự án có khả năng rủi ro cao hơn rất nhiều so với các dự án có quy mô dưới 10 tỷ tuy nhiên để đưa ra được quyết định cho vay Ngân hàng cũng phải xem xét rất kỹ lưỡng nhiều yếu tố. Các dự án này sau khi đưa vào vận hành một cách hiệu quả đem lại nhiều lợi ích cho xã hội, tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao hơn.

Số lượng các dự án được phê duyệt cho vay năm 2009 có sự giảm sút có 32 dự án trong khi năm 2008 có tổng cộng 35 dự án. Tuy vậy, tổng số tiền được phê duyệt cho vay năm 2009 lại tăng nhẹ so với năm 2008 tăng 17 % (2.796.893/2.389.390).

Các dự án cho vay dưới 10 tỷ cũng giảm nhẹ về số lượng so với năm trước đó chỉ có 16 dự án được phê duyệt. Về mặt số tiền phê duyệt cho vay năm 2009 lại tăng đáng kể so với năm 2008 tăng 111,7 % (62.292/29.423). Các dự án này cũng tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu bổ sung vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các dự án cho vay trên 10 tỷ vừa giảm về mặt số lượng vừa giảm về mặt số tiền phê duyệt cho vay. Năm 2009 chỉ có 08 dự án trên 10 tỷ, năm 2008 là 09 dự án. Số tiền phê duyệt cho vay cũng giảm 12,3 % so với năm 2009.

Trong khi đó, các dự án vượt quyền phán quyết của Chi Nhánh có độ rủi ro cao hơn cả vê gốc lẫn lãi lại được phê duyệt cho vay nhiều hơn so với năm 2008, tăng 19 % so với năm 2008 mặc dù về số lượng dự án phê duyệt ít hơn.

Năm 2009, do tình hình kinh tế bị suy thoái, Ngân Hàng Nhà Nước ban hành quyết định hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp, nhằm giúp đỡ họ thoát khỏi tình hình bế tắc trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. Chính vì thế các doanh nghiệp đã được tiếp cận được vốn vay 1 cách dễ dàng hơn so với thời điểm trước đó.

2.2 Số lượng các dự án vay vốn trung dài hạn bằng ngoại tệ

a. Cho vay bằng USD

Bảng 5. Số lượng dự án vay vốn trung và dài hạn bằng USD năm 2008 - 2009 Đơn vị: ngàn USD

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009

Số lượng Số tiền phê

duyệt cho vay Số lượng phê duyệtSố tiền

cho vay

1 Các dự án trong quyền phán quyết của chi nhánh

2 Các dự án vượt quyền phán quyết của chi nhánh

02 13.978 02 14.598

Tổng 10 19.474 09 19.644

(Nguồn:Báo cáo tiến độ giải ngân các dự án cho vay trung dài hạn năm 2008- 2009)

Nhận xét:

Năm 2008

Các dự án trong quyền phán quyết của Chi Nhánh vẫn chiếm số lượng cao 08/10 dự án, về số tiền phê duyệt thì lại chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ 28 % trên tổng số tiền phê duyệt cho vay bằng USD năm 2008.

Các dự án vượt quyền phán quyết của Chi Nhánh tuy chỉ có 02/10 dự án nhưng lại chiếm tỷ trọng vốn cho vay lớn 72 % (13.978/19.474).

Các dự án cho vay bằng ngoại tệ chủ yếu phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu, mua các thiết bị sản xuất hiện đại từ nước ngoài,…. Các hoạt động liên quan đến thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, do nguồn tiền USD dự trữ trong dân còn khá nhiều, lãi suất huy động tiền gửi bằng USD năm 2008 lại chưa đủ hấp dẫn nên việc cho vay bằng ngoại tệ mạnh này đôi khi còn gặp đôi chút khó khăn với các dự án có nhu cầu vay lớn. Lãi suất thấp khiến nhiều người đến ngân hàng rút USD ra để đầu tư vào những lĩnh vực khác, hoặc bán ra bên ngoài lấy nội tệ gửi tiết kiệm.

Năm 2009:

Năm 2009 số lượng dự án cho vay chỉ có 09 dự án (năm 2008 là 10 dự án); số tiền phê duyệt thì tăng nhẹ so với năm trước là 170 ngàn USD tương đương tăng 0,87 % (170/19.474).

Các dự án trong quyền phán quyết của chi nhánh có sự thay đổi nhỏ về số lượng dự án cho vay và tổng số tiền cho vay. Số lượng dự án phê duyệt là 07 dự án, số tiền phê duyệt cho vay giảm 450 ngàn USD so với năm 2008 tương đương giảm 8,2 % (450/5.496).

Trong khi đó, các dự án có quy mô đầu tư lớn hơn rất nhiều và vượt quyền phán quyết của Chi Nhánh tuy ít về số lượng so với năm 2008 nhưng vẫn tăng về số tiền cho vay tăng 620 ngàn USD tương đương 4,43 % (620/13.978).

Tuy về số lượng các dự án cho vay ít hơn nhưng lại có sợ thay đổi về số vốn vay được phê duyệt. Thứ nhất, một phần do nhu cầu của một số doanh nghiệp trong hoạt động thanh toán quốc tế tăng lên, tín hiệu tích cực từ sự hồi phục của kinh tế, cung - cầu ngoại tệ được cải thiện, nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc tăng lên cũng khuyến khích doanh nghiệp vay ngoại tệ thay vì tìm mọi cách mua ngoại tệ để thanh toán như trước đây. Ngoài ra, gói kích cầu hỗ trợ lãi suất 4% theo Quyết định 131 cũng đang đi đến chặng cuối, nên doanh nghiệp chuyển hướng sang vay ngoại tệ. Thứ ba, do chính sách về lãi suất huy động và cho vay của Ngân Hàng Nông Nghiệp có sự thay đổi đặc biệt là từ cuối tháng 8/2009. Các ngân hàng thương mại rục rịch chạy đua lãi suất. Khối quốc doanh cũng không đứng ngoài cuộc. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VN (Agribank) vừa điều chỉnh lãi suất tiền gửi USD thêm 0,5% ở các kỳ hạn trên 12 tháng, lên mức 2,7-3% một năm. Trước đó, lãi suất huy động USD phổ biến từ 1,8 - 2,4%/năm, lãi suất cho vay từ 6 - 7%/năm) Thực tế, nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ hiện nay trên thị trường chủ yếu là vốn ngắn hạn nên doanh nghiệp hạn chế được rủi ro biến động tỷ giá.

b. Cho vay bằng EUR

Bảng 6. Số lượng dự án vay vốn trung và dài hạn bằng EUR năm 2008 - 2009 Đơn vị: ngàn EUR

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009

Số lượng Số tiền phê

duyệt cho vay

Số lượng Số tiền phê duyệt cho

vay

1 Các dự án trong quyền phán quyết của chi nhánh

2 Các dự án vượt quyền phán quyết của chi nhánh

01 21.500 01 21.500

Tổng 02 22.120 01 22.120

(Nguồn:Báo cáo tiến độ giải ngân các dự án cho vay trung dài hạn năm 2008- 2009)

Nhận xét:

Năm 2008 và năm 2009 số lượng dự án và số tiền phê duyệt vay vốn vẫn giữ nguyên vì thực tế vẫn là hai dự án của 2 công ty vay vốn từ trước đó và không phát sinh thêm các dự án vay trung và dài hạn khác bằng EUR. Các giao dịch thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu là chi trả bằng USD nên các doanh nghiệp vay vốn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình bằng EUR cũng còn khá hạn chế. Các dự án vay vốn bằng EUR chủ yếu là các doanh nghiệp có nhu cầu mua sắm thiết bị có nguồn gốc Châu Âu, các nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất hàng hóa có chất lượng cao. Số tiền phê duyệt cho vay của các dự án bằng EUR chỉ chiếm một phần nhỏ nếu so với số vốn vay bằng nội tệ , năm 2008 chỉ bằng 19 % số vốn vay nội tệ. Năm 2009 cũng tương tự như vậy.

Một phần của tài liệu Thẩm định các dự án đầu tư bất động sản ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w