- Trên thế giới hiện nay tỷ lệ dịch vụ trong GDP ngày càng tăng, ở các nước G7 là 80%, ở Việt Nam tỷ lệ này là khoảng 40%. Tỷ lệ này ngày càng có khuynh hướng tăng lên và hoạt động dịch vụ ngày càng trở thành khu vực trọng yếu của nền kinh tế. Dịch vụ là ngành kinh tế mới sau Nông nghiệp, Công nghiệp và đang phát triển với tốc độ ngày càng nhanh. Ngày nay để đánh giá mức độ phát triển của một nền kinh tế người ta nhìn và đánh giá thông qua tỷ trọng dịch vụ đóng góp của dịch vụ vào GDP của toàn nền kinh tế, càng phát triển cao thì sẽ có càng nhiều các loại hình dịch vụ mới lạ xuất hiện đáp ứng nhu cầu mới của con người.
- Cùng với sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật sản xuất hàng hoá ngày càng nhiều và đa dạng hơn nên nhu cầu vận tải hàng hoá ngày càng ra tăng nhanh và mạnh hơn, bên cạnh đó nhu cầu đi lai giao lưu của con người ngày càng ra tăng. Vì vậy mà dịch vụ vận tải ngày càng phát triển với tốc độ ngày càng cao và mạnh, nhu cầu lưu thông hàng hoá cũng như con người ngay càng tăng, dịch vụ vận tải có cơ hội lớn để phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và dịch vụ nói riêng. Các hoạt động dịch vụ nói chung và hoạt động dịch vụ vận tải nói riêng tưu chung là nhằm giải quyết các vấn đề hay nhu cầu của con người. Hàng ngày con người luôn tiếp xúc với dịch vụ với tư cách là khách hàng, khi với tư cách là người cung ứng; xã hội ngày càng phát triển, kinh tế ngày càng mở rộng, hàng hoá ngày càng nhiều, quá trình phân công chuyên môn hoá ngày càng sâu sắc thì nhu cầu về dịch vụ vận tải ngày càng tăng lên. Ở nước ta hoạt động dịch vụ vận tải xuất hiện từ những năm đầu của thập kỷ 70 song mãi tới khi nước ta chuyển đổi nền kinh tế sang kinh tế thị trường thì dịch vụ nói
chung và dịch vụ vận tải nói riêng mới có “đất” để phát triển. Trong thời gian gần đây hoạt động dịch vụ vận tải đã phát triển tốt và được sự quan tâm chú ý đầu tư phát triển của nhà nước về cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tạo điều kiện cho các hoạt động vận tải phát triển.
- Số liệu về khối lượng hàng hoá được vận chuyển trong nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua ( số liệu của Tổng cục thống kê )
Tổng số
Trong đó
Đường sắt Đường bộ Đường sông Đường biển Đường hàng không Triệu tấn.km 1991 17766,2 847,0 2446,1 2502,1 11966,9 4,1 1992 20021,0 1103,3 2852,3 2589,4 13468,3 7,7 1993 20738,2 1076,8 3134,8 2585,1 13923,9 17,6 1994 22678,1 978,0 3631,5 3162,4 14887,2 19,0 1995 24072,9 1370,1 4066,0 2801,3 15799,8 35,7 1996 25328,1 1750,6 5137,6 3015,5 15335,2 89,2 1997 33029,1 1683,6 5793,6 3272,6 22172,2 107,1 1998 38644,7 1533,3 6292,9 3639,2 27059,1 120,2 1999 37262,7 1369,0 6748,3 3791,6 25237,2 116,6 2000 40298,2 1445,5 7159,8 3967,8 27619,6 105,5 2001 45469,8 1955,0 7888,5 4267,6 31244,6 114,1 2002 49810,2 2054,4 8095,4 4672,4 34829,8 158,2 2003 56431,7 2391,5 8650,1 4968,2 40250,1 171,8 2004 60992,0 2725,4 9402,8 5140,5 43512,6 210,7 Sơ bộ 2005 67261,9 2790,8 10305,5 5591,8 48335,9 237,9
Chỉ số phát triển (Năm trước =100)-%
1992 112,7 130,3 116,6 103,5 112,5 187,81993 103,6 97,6 109,9 99,8 103,4 228,6 1993 103,6 97,6 109,9 99,8 103,4 228,6 1994 109,4 90,8 115,8 122,3 106,9 108,0 1995 106,2 140,1 112,0 88,6 106,1 187,9 1996 105,2 127,8 126,4 107,6 97,1 249,9
1999 96,4 89,3 107,2 104,2 93,3 97,02000 108,1 105,6 106,1 104,6 109,4 90,5 2000 108,1 105,6 106,1 104,6 109,4 90,5 2001 112,8 135,2 110,2 107,6 113,1 108,2 2002 109,5 105,1 102,6 109,5 111,5 138,7 2003 113,3 116,4 106,9 106,3 115,6 108,6 2004 108,1 114,0 108,7 103,5 108,1 122,6 Sơ bộ 2005 110,3 102,4 109,6 108,8 111,1 112,9
Bảng số liệu thống kê cho ta thấy tốc độ phát triển của ngành vận tải thông qua khối lượng hàng hoá được vận chuyển của từng loại hình vận tải và tốc độ phát triển hàng năm của ngành vận tải là rất khả quan đặc biệt là trong những năm gần đây.
+ Qua bảng số liệu có thể thấy năng lực vận chuyển của ngành vận tải hàng hoá nước ta vào khoảng 67261,9 triệu tấn ( năm 2005 ). Trong đó ngành vận tải đường biển có năng lực vận chuyển lớn nhất vào khoảng 48335,9 triệu tấn/ năm, sau đó là ngành vận tải đường bộ 10305,5 triệu tấn/năm.
+ Ta cũng thấy được tốc độ phát triển của ngành vận tải trong những năm gần đây có bước phát triển tốt, tốc độ phát triển năm 2005 là 110,3%. Trong đó tốc độ phát triển nhanh nhất là vận tải hàng không khoảng 112,9% năm 2005, sau đó là vận tải đường bộ là 109,6% năm.
- Bảng số liệu về hoạt động dịch vụ vận tải hành khách ở nước ta trong những năm qua (số liệu của Tổng cục thống kê )
Tổng số
Trong đó
Đường sắt Đường bộ Đường sông
Đường hàng không
Triệu lượt người.km
1991 15252,4 1913,0 11432,8 1167,1 457,61992 16000,7 1767,0 12221,4 1248,3 469,2 1992 16000,7 1767,0 12221,4 1248,3 469,2 1993 17664,4 1752,0 13284,7 1357,5 1012,1 1994 19170,5 1921,0 14254,6 1457,4 1402,6
1995 21247,5 1796,0 15309,4 1566,1 2370,51996 24504,8 2133,3 16526,3 1699,4 4094,3 1996 24504,8 2133,3 16526,3 1699,4 4094,3 1997 26874,2 2260,7 18682,6 1906,4 3948 1998 28231,7 2476,4 19770,5 1990,0 3922 1999 29458,8 2542,3 20915,7 2057,3 3867 2000 31006,7 2722,0 22053,3 2109,7 4042 2001 33000,8 3199,9 23192,4 2136,9 4383 2002 36359,7 3426,1 24237,7 2484,1 6110,7 2003 39388,6 3697,2 26010,2 2481,4 7101,4 2004 43786,3 4069,0 29180,8 3282,4 7112 Sơ bộ 2005 48650,5 4378 31730,7 3440 8948,0
Chỉ số phát triển (Năm trước =100)-%
1992 104,9 92,4 106,9 107,0 102,51993 110,4 99,2 108,7 108,7 215,7 1993 110,4 99,2 108,7 108,7 215,7 1994 108,5 109,6 107,3 107,4 138,6 1995 110,8 93,5 107,4 107,5 169 1996 115,3 118,8 107,9 108,5 172,7 1997 109,7 106,0 113,0 112,2 96,4 1998 105,1 109,5 105,8 104,4 99,3 1999 104,3 102,7 105,8 103,4 98,6 2000 105,3 107,1 105,4 102,5 104,5 2001 106,4 117,6 105,2 101,3 108,4 2002 110,2 107,1 104,5 116,2 139,4 2003 108,3 107,9 107,3 99,9 116,2 2004 111,2 110,1 112,2 132,3 100,1 Sơ bộ 2005 111,1 107,6 108,7 104,8 125,8
Bảng thống kê cho thấy tốc độ phát triển dịch vụ vận tải hành khách thông qua số lượng hành khách được luân chuyển.
- Qua các số liệu thống kê có thể nói rằng cùng với sự phát triển đi lên của nền kinh tế đất nước hoạt động vận tải cũng phát triển nhanh đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của nền kinh tế và của ngành dịch vụ.
ngành vận tải năm 2005 khoảng 48650,5 triệu lượt người trong đó có thể thấy trong cơ cấu vận tải nước ta ngành đường bộ có năng lực vận chuyển lớn nhất với số lượng 31730,7 triệu lượt người (năm 2005), sau đó là ngành vận tải đường sắt với năng lực vận chuyển 4378 triệu lượt người.
+ Chúng ta cũng có thể thấy tốc độ phát triển hàng năm của ngành vận tải ngày càng nhanh đặc biệt là những năm gần đây trong đó những năm 2004, 2005 có tốc độ phát triển nhanh nhất khoảng 111,2% năm trong đó ngành hàng không có tốc độ phát triển nhanh nhất với tốc độ 125,8% năm 2005. Có thể thấy sự phát triển nhanh của vận tải hàng không ngày càng nhanh và dần có tỷ trọng lớn hơn trong cơ cấu chung của ngành vận tải, phản ánh sự phát triển của nền kinh tế theo chiều hướng tốt với các nước phát triển thì vận tải hàng không có tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu vận tải hành khách nói chung, đây là tín hiệu tốt phản ánh sự phát triển của nền kinh tế nước ta khi đời sống càng phát triển thì nhu cầu đi lại càng nhiều và con người bận rôn hơn nên phương tiện nhanh như hàng không có điều kiện phát triển và dần phát triển thành ngành vận tải hành khách chủ đạo trong nền kinh tế nói chung.