Công việc của Chính phủ và các cấp cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường mỹ (Trang 62 - 65)

II. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1.1Công việc của Chính phủ và các cấp cơ quan quản lý

1. Những việc cần làm để ngăn chặn các vụ kiện tương tự xảy ra

1.1Công việc của Chính phủ và các cấp cơ quan quản lý

Trước tiên, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam và các nhà lập pháp cần phải hoàn chỉnh hệ thống pháp luật Việt Nam, soạn thảo và thông qua bộ Luật Chống bán phá giá. Bộ Luật nên quy định rõ những trường hợp nào

được gọi là bán phá giá, những chế tài nghiêm khắc dành cho những hành vi đó. Dựa vào đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ biết được khi nào họ bị đối tác cố tình chơi xấu, o ép và họ sẽ đưa ra được những đối sách cụ thể, hiệu quả nhằm tranh đấu giành quyền lợi hoặc hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất.

Và tại sao con cá tra, cá basa của Việt Nam lại bị kiện trên đất Mỹ. Sở dĩ vụ kiện này diễn ra được là do luật pháp nước Mỹ tạo được các điều kiện tiền đề. Luật Mỹ quy định rõ các trường hợp tranh chấp chính phủ có thể can thiệp, qui trình tiến hành kiện, các bước, các vấn đề cần điều tra, thời gian tiến hành từng bước... Đặc biệt trong vấn đề chống phá giá, luật Mỹ có những điều luật hết sức cụ thể, chi tiết. Các yêu cầu do chúng đề ra tạo điều kiện để khi các doanh nghiệp thu thập được các bằng chứng sơ bộ là họ có thể khởi kiện ngay, hầu bảo vệ cho lợi ích của ngành công nghiệp trong nước. Các cơ quan luật pháp lại hoạt động rất hiệu quả, có năng suất. Còn Việt Nam, đến luật pháp chống phá giá cũng chưa hoàn chỉnh, chưa nói đến tổ chức bộ máy thực thi. Lấy ví dụ như trường hợp liên doanh Coca Cola Việt Nam. Đối tác nước ngoài góp nhiều vốn hơn nên nắm quyền điều hành. Bên nước ngoài ra lệnh bán sản phẩm Coca Cola ở mức giá rất thấp, đè bẹp các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Việt Nam. Điều đó cộng thêm với chính sách quảng cáo mạnh mẽ đã làm doanh nghiệp đạt được một thị phần lớn của thị trường Việt Nam. Đồng thời, quá trình này gây ra khoản lỗ lớn mà bên Việt Nam không thể tiếp tục bù lỗ, đã phải bán lại phần góp vốn của mình cho bên nước ngoài. Kết quả liên doanh biến thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, chiếm một thị phần rất lớn của thị trường nước ngọt. Ngay sau đó, công ty lập tức tăng giá sản phẩm lên vùn vụt. Thực ra, tất cả là ở chỗ luật chống phá giá và luật điều chỉnh các hành vi của doanh nghiệp cũng như thủ tục kiện tụng về chống phá giá của Việt Nam chưa hoàn chỉnh. Khi mà Coca Cola phá giá, các công ty Việt Nam có

muốn kiện cũng không biết dựa vào cơ sở pháp lý nào, xác định bằng tiêu chuẩn gì. Cơ quan nhà nước muốn điều tra, truy tố công ty về tội bán phá giá cũng không có đủ cơ sở để tiến hành. Gần đây thôi, Việt Nam đã đưa ra điều luật chống phá giá nhưng vẫn không phát huy được hết tác dụng vì các cơ sở, các tiêu chuẩn để xem xét, đánh giá. Thêm nữa, đến qua niệm về “thương mại hàng hoá” của Việt Nam được ghi trong Luật Thương mại Việt Nam cũng hẹp hơn so với quan niệm của WTO và các hiệp định mà Việt Nam ký kết. Vậy thì tới đây, khi mà hàng hoá Mỹ nhập vào Việt Nam theo Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ, những tranh chấp thương mại cơ bản, kịch bản cá tra, cá basa có tái diễn lại không, với bên bị hại là Việt Nam? Câu trả lời hầu như là “chắc chắn sẽ xẩy ra”. Như ta đã biết, Chính phủ Mỹ đã chi hàng chục tỷ USD để trợ giá nông sản, làm sai lệch thị trường nước Mỹ. Tới đây khi hàng nông sản Mỹ có điều kiện nhảy vào Việt Nam chúng ta có thể tin chắc là hàng nông sản Mỹ sẽ được bán với giá rất thấp. Các nông dân Việt Nam đã có kinh nghiệm trong chuyện này rồi. Trong những năm 1970, nông dân miền Nam trồng ngô đã phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của ngô Mỹ có giá rẻ hơn rất nhiều. Ký ức này hẳn vẫn còn in đậm trong trí nhớ các lão nông.

Ngoài ra, Việt Nam phải xây dựng một mạng lưới hoặc một cơ quan chuyên trách việc thu thập thông tin về môi trường đầu tư cũng như đặc điểm văn hoá của các thị trường nước ngoài. Có thể nói là điều này được đúc rút từ kinh nghiệm điều hành cơ quan MITI của Nhật Bản. Một mặt, cơ quan này chịu sự điều khiển của chính phủ, chuyên điều tra về các thị trường và một số thứ khác để cố vấn cho chính phủ trong việc xây dựng chính sách thương mại, đầu tư ; mặt khác, cố vấn cho các công ty Nhật trong việc phát triển thương mại, đầu tư ra nước ngoài. Việt Nam đã tổ chức nhiều cuộc điều tra cấp chính phủ, các Đại sứ quán tại nước ngoài cũng đã có tổ chức tìm hiểu và cố vấn cho các công ty Việt Nam. Tuy

nhiên, để đạt hiệu quả cao cần phải có một tổ chức chuyên trách, tốt nhất là do chính phủ đảm nhiệm việc quản lý điều hành. Tư nhân cũng có thể thực hiện điều này nhưng chất lượng thông tin không chắc là sẽ bảo đảm. Một tổ chức như vậy có một tác dụng rất lớn đối với quá trình thương mại, đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên, việc xây dựng và hoàn thiện nó đòi hỏi một thời gian không phải là ngắn. Xây dựng xong rồi muốn tạo mối quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa nó với các doanh nghiệp, các thương nhân cũng cần một thời gian nữa. Tính ra phải cần từ 5 tới 10 năm mới xong. Không những thế, chúng ta cần phải tổ chức xúc tiến thương mại bằng nhiều hình thức đối với người nuôi, các doanh nghiệp và người tiêu thụ. Việc làm này cần được tiến hành đồng bộ đối với cả thị trường trong nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường mỹ (Trang 62 - 65)