Mỹ sẽ tiếp tục vụ kiện bán phá giá cá basa

Một phần của tài liệu Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường mỹ (Trang 26 - 28)

II. HIỆN TRẠNG VỤ KIỆN VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT ĐẾN NGÀY 15/5/

3.Mỹ sẽ tiếp tục vụ kiện bán phá giá cá basa

Ngày 7/8/2002, Cục quản lý trang trại bang Mississippi, nơi chiếm tới gần 45.000 ha nuôi catfish trong tổng số 76.900 ha của toàn nước Mỹ, đã kêu gọi các nhà hàng, khách sạn ở trong bang đổi tên gọi catfish trong thực đơn. Từ trước tới nay, họ quen dùng tên catfish cho các món ăn được chế biến từ cá da trơn nhập khẩu của Việt Nam. Vì vậy, Cục trưởng David Waide đề nghị, chuỗi các cửa hàng ăn ở Mississippi nên dùng tên gốc (xuất xứ) của loại cá này để đặt cho các món ăn.

Ngày 8/8/2002, cuộc họp của USITC vừa kết thúc (lúc 1h giờ Việt Nam) với việc cả 5 thành viên tham dự bỏ phiếu đều thống nhất kết luận: "Dựa trên kết quả điều tra sơ bộ, USITC thấy ngành nuôi cá catfish có thể có nguy cơ bị đe doạ bởi mặt hàng cá da trơn filê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam". Kết quả này sẽ được USITC chính thức công bố vào ngày 12/8/2002. Tiếp đó, vụ kiện sẽ được chuyển sang DOC để tiến hành điều tra, xem xét việc các doanh nghiệp Việt Nam có thực bán phá giá cá tra, basa tại thị trường Mỹ hay không.

Tổng thư ký VASEP, Nguyễn Hữu Dũng tỏ ý hoan nghênh việc toàn bộ 5 uỷ viên USITC không xác định rằng nhập khẩu cá tra và basa của Việt Nam gây thiệt hại vật chất cho ngành sản xuất cá nheo Mỹ. Tuy nhiên, ông Dũng rất lấy làm tiếc là USITC đã không quyết định đình chỉ vụ kiện, vì cho rằng cá nhập khẩu vẫn có thể có khả năng đe doạ gây thiệt hại cho ngành sản xuất này trong tương lai.

Trả lời phỏng vấn hãng tin AP ngay sau khi có kết quả cuộc bỏ phiếu của USITC, Phó chủ tịch CFA - Hugh Warren nói: "CFA đã trải qua bước quan trọng đầu tiên của vụ kiện. Ngành nuôi cá nheo trong nước đã phải chịu quá nhiều thiệt thòi. Cái chúng tôi cần bây giờ là phải khôi phục lại

giá bán sản phẩm". CFA đang tìm mọi cách để chứng minh rằng "loại cá rẻ tiền" của Việt Nam chiếm tới 20% thị phần cá da trơn filê đông lạnh ở Mỹ. Khoảng một tuần sau khi USITC chính thức công bố kết quả nói trên (đến 19/8), DOC sẽ gửi câu hỏi điều tra tới các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá basa, cá tra của Việt Nam thông qua đại diện pháp lý là Công ty luật White & Case (Phụ lục 6). Số lượng các đơn vị phải tham gia cuộc phỏng vấn điều tra này không phải là 53 như các buộc trước đây của CFA mà có thể ít hơn theo đề nghị từ phía Việt Nam (14 doanh nghiệp). Thời hạn cuối cùng mà các doanh nghiệp phải nộp câu trả lời sẽ do DOC ấn định.

Trong cáo buộc trước đây, bên CFA khăng khăng cho rằng, cá da trơn filê đông lạnh của Việt Nam là sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với catfish. Nhưng trong phiên điều trần ngày 19/7/2002, trước những lý lẽ của bên VASEP, USITC nhận thấy rằng, ở Mỹ không có sản phẩm nào hoàn toàn giống (cạnh tranh trực tiếp) mà chỉ có những sản phẩm mang đặc trưng và công dụng gần giống (không cạnh tranh trực tiếp) với sản phẩm bị kiện. USUTC cũng đồng ý với yêu cầu của VASEP cho rằng, trong nhóm những sản phẩm tương tự với cá da trơn filê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam không chỉ có catfish filê mà còn có một số sản phẩm khác như cá lăn bột và tẩm xốt của Mỹ. Theo giới chuyên môn, việc USITC đưa thêm 2 sản phẩm là cá lăn bột và tẩm xốt sẽ làm cho nội hàm nhóm các sản phẩm cạnh tranh với sản phẩm bị kiện lớn hơn. Tức là, tỷ trọng các sản phẩm basa, tra filê đông lạnh nhập từ Việt Nam tại thị trường Mỹ sẽ giảm xuống. Điều này cũng có nghĩa nếu cá Việt Nam đe doạ cho nền công nghiệp cá nheo Mỹ thì mối đe doạ chỉở mức thấp.

Theo quan điểm của USITC, ngành công nghiệp nội địa bao gồm những nhà sản xuất chịu trách nhiệm toàn bộ hay một phần chính các khâu trong cả quá trình chế biến sản phẩm. Trên cơ sở định nghĩa này, cùng với

việc xem xét mối quan hệ giữa các nhà chế biến cá nheo với các chủ trại nuôi cá Mỹ, USITC đi đến kết luận: "Có những bằng chứng cho thấy các chủ trang trại đóng vai trò quan trọng đối với các nhà chế biến và ngược lại. Tuy nhiên, quá trình vận hành của ngành công nghiệp cá nheo Mỹ không bao gồm việc nuôi trồng catfish. USITC không coi các chủ trang trại là thành viên của ngành công nghiệp này mà chỉ coi họ như một điều kiện quan trọng khi xem xét năng lực cạnh tranh". Như vậy, việc USITC không coi các chủ trang trại cá Mỹ là thành viên của nền công nghiệp cá nheo nội địa khiến 500 chủ nông trại này bị loại ra khỏi danh sách nguyên đơn. Chỉ còn các nhà chế biến catfish tại Mỹ (khoảng 8 doanh nghiệp) được phép theo tiếp vụ kiện.

Trong một diễn biến khác, theo yêu cầu của DOC, các doanh nghiệp Việt Nam (trong đó có 13 thành viên của VASEP) vừa hoàn tất bản báo cáo doanh số xuất cá basa, tra sang Mỹ. Ngày 23/8/2002, Công ty Luật White & Case, với tư cách luật sư bên bị, sẽ trực tiếp nộp các báo cáo này lên DOC.

(Lưu Quang, Báo Lao Động, số ra ngày 9/8/2002)

Một phần của tài liệu Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường mỹ (Trang 26 - 28)