Không thể có chuyện Việt Nam bán phá giá

Một phần của tài liệu Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường mỹ (Trang 49 - 51)

IV. LÝ LUẬN VÀ PHẢN BÁC 1 Ý kiến của giới chuyên môn

3.Không thể có chuyện Việt Nam bán phá giá

Đây là khẳng định của ông Panl Frisvold, Giám đốc công ty tư vấn The Berussel office, về vụ CFA kiện các Công ty Việt Nam bán phá giá cá tra và cá basa vào Mỹ. Sự kiện CFA kiện các công ty Việt Nam nuôi cá tra, cá basa nhắc lại vụ việc tương tự mà ngư dân đánh bắt cá hồi Nauy gặp phải vào năm 1992. Lúc đó cũng với lập luận rằng, cá hồi Nauy đang được bán phá giá vào thị trường Mỹ, các cơ quan chức năng Mỹđã mở cuộc điều

tra dưới hình thức phát bảng câu hỏi đến ngư dân Nauy về chi phí doanh thu, lợi nhuận… Các cơ quan này sau đó kết luận rằng ngư dân Nauy đang được Nhà nước bao cấp, điều mà những người nông dân không hề biết. Đơn giản là để khuyến khích đầu tư về phía bắc xa xôi, giá lạnh, Chính phủ Nauy giảm 50% thuế thuê mướn nhân công cho các nhà đầu tư. Phía Mỹ kết luận, như vậy là ngư dân Nauy đã được Nhà nước bao cấp một phần, và điều này không công bằng đối với ngư dân Mỹ. Ngay lập tức, thuế suất nhập khẩu mới được áp dụng đối với cá hồi Nauy vào Mỹ là 25%. Với thuế suất này, từ chỗ 95% sản lượng cá hồi đánh bắt của Nauy được xuất khẩu vào Mỹ, đã không còn cá hồi nào vào Mỹ được nữa. Một thời gian sau, giới đánh bắt cá hồi tại Mỹ lại tiếp tục kiện cá hồi Chile tương tự như đã kiện Nauy. Lần này, với phản ứng mạnh mẽ của Chile, Mỹ chỉ có thể áp dụng thuế suất 4% chứ không phải 25% như trước. World Catch, một tạp chí chuyên về lĩnh vực này, đã xem đây là một sai lầm của Chính phủ Mỹ và hy vọng điều này không lặp lại đối với cá tra và cá basa Việt Nam. Bởi khi cá hồi Nauy không còn xuất khẩu vào thị trường Mỹ nữa thì giá cá hồi vẫn giảm đến 30% trong 2 năm đó. Tình trạng giảm giá này không phải do sự bán phá giá của cá nhập khẩu như trước đó ngư dân Mỹ nói.

Điều này cũng tương tự với cá tra và cá basa Việt Nam. Suốt một thời gian dài trước đây, người nuôi cá nheo Mỹ sống trong thời gian hoàng kim, hầu như không hề có đối thủ cạnh tranh. Chính vì vậy, họ không cần cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất cho đến khi cá tra và cá basa Việt Nam xuất hiện. Việc phía Mỹ áp dụng biện pháp định giá cá tra và cá basa dựa trên mức giá của một nước thứ ba (có thể là Ấn Độ) là không hợp lý. Bởi vì ngay một nước có nghề nuôi cá tra, cá basa phát triển chỉ sau Việt Nam như Thái Lan, giá thành cũng cao gấp đôi cá Việt Nam. Điểm cần nhắc đến là đồng bằng sông Cửu Long được thiên nhiên ưu đãi với những điều kiện tuyệt vời để nuôi cá tra và cá basa. Tại Mỹ, người nuôi cá nheo phải đầu tư

vốn rất lớn mới có thể tạo các điều kiện cần thiết cho cá phát triển. Đây là điều mà các luật sư phía Việt Nam phải nhấn mạnh khi giải thích tại sao giá cá Việt Nam thấp hơn nhiều so với giá cá Mỹ.

Công ty luật được các doanh nghiệp Việt Nam thuê có rất nhiều kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, cần tiến hành thêm nhiều biện pháp quan trọng khác. Chẳng hạn cần mời cho được Hiệp hội Người Tiêu dùng Mỹ, các quan chức Mỹ và các nhà báo đến tham quan nơi nuôi cá tra và cá basa ở đồng bằng sông Cửu Long để họ tận mắt chứng kiến điều kiện thiên nhiên, những kỹ thuật nuôi tiên tiến của người Việt Nam. Cần tập hợp những người thu lợi nhiều nhờ việc nhập cá tra và cá basa Việt Nam như các nhà nhập khẩu, phân phối Mỹ để tạo dư luận có lợi cho Việt Nam …" (Việt Chiến , báo Thanh Niên, số ra ngày 12/7/2002)

Một phần của tài liệu Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường mỹ (Trang 49 - 51)