Việt Nam đã sẵn sàng

Một phần của tài liệu Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường mỹ (Trang 48 - 49)

IV. LÝ LUẬN VÀ PHẢN BÁC 1 Ý kiến của giới chuyên môn

2. Việt Nam đã sẵn sàng

Trong số danh sách 53 nhà chế biến thủy sản Việt Nam mà CFA cùng 8 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Mỹ (theo lời CFA là đại diện của các nhà chế biến cá nheo của Mỹ) đưa vào đơn kiện có cả những doanh nghiệp chưa bao giờ xuất khẩu cá sang thị trường nước này. Thậm chí có tên nhiều đơn vị bị lặp lại hai lần. Nhưng các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức được rằng điều đó có thể không quan trọng với luật pháp của Mỹ. ở đây, điểm đáng chú ý là trong đơn kiện, CFA đã liên tiếp lặp lại nhiều lần rằng, cá basa, cá tra filê đông lạnh nhập từ Việt Nam đang gây thiệt hại lớn đối với các nhà nuôi trồng và chế biến catfish trong nước. Hơn thế, CFA đã lấy so sánh điều kiện nuôi trồng của Mỹ để đưa ra khẳng định: cá basa, cá tra Việt Nam bán phá giá.

"Việt Nam không giàu có để có thể đi bán phá giá", Tổng Thư ký VASEP TS. Nguyễn Hữu Dũng khẳng định như vậy. Sở dĩ cá basa của Việt Nam rẻ là do kỹ thuật, điều kiện nuôi trồng của Việt Nam rất tốt. ở nhiều địa phương đã phát triển làng cá bè với kỹ thuật nuôi được cải tiến từ lồng, thiết bị bơm quạt nước đến việc nuôi trồng còn mở rộng từ nuôi bè sang nuôi ao và nuôi trong quầng đăng trên sông. Nhờ vậy mà sản lượng và năng suất nuôi trồng đã không ngừng tăng lên trong nhiều năm.

Các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể chứng minh được những sự thật nêu trên. Tuy nhiên, trong đơn kiện CFA đã đưa ra đề nghị cách tính biểu thuế chống bán phá giá rất đáng lưu ý. CFA đưa ra hai phương án tính biểu thuế. Nếu Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường thì cách tính giá phải theo kiểu của Mỹ và nếu Việt Nam bán phá giá thì mức thuế chống bán phá giá sẽ là 144%. Còn nếu Việt Nam không được công nhận là nước có nền kinh tế thị trường thì sẽ lấy mức giá cá của ấn Độ, nước mà CFA cho rằng có trình độ phát triển tương đương, để áp dụng vào cách tính giá cá basa củaViệt Nam (nếu có bán phá giá, mức thuế áp dụng sẽ là 191%). Các yếu tố để tính giá sẽ là: giá cá nuôi sống, giá phế liệu, bao bì, đóng gói, nhân công lao động...

Tất cả các doanh nghiệp trong VASEP đều cho rằng đây là một vụ kiện quá phi lý và vô căn cứ, song họ không ngại ngần đối mặt. Chỉ còn 10 ngày nữa là đến buổi điều trần trước Uỷ ban Hiệp thương Quốc tế Mỹ, công việc của họ lúc này là cùng với công ty luật White & Case chuẩn bị những tài liệu để chứng minh cho một sự thật duy nhất mà chúng ta đang nắm giữ trong vụ kiện này. Theo VASEP thì việc thuê công ty luật đứng thứ năm của Mỹ là để tìm cách tốt nhất đối thoại với CFA chứ không phải đối đầu.

(Thanh Thuỷ-Thanh Hải, vnexpress.net, ngày 9/7/2002)

Một phần của tài liệu Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường mỹ (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)