ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VỤ KIỆN 1 Nguyên nhân sâu xa của những cáo buộc

Một phần của tài liệu Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường mỹ (Trang 57 - 62)

1. Nguyên nhân sâu xa của những cáo buộc

Thực chất mục tiêu mà các chính phủ hay đại diện thương mại các nước theo đuổi trong đàm phán về tranh chấp thương mại là gì? Chuyện catfish và các vụ tranh chấp khác cho thấy, họ không theo đuổi tự do hóa thương mại. Động cơ ẩn dấu ở đây là xuất khẩu thì tốt còn nhập khẩu thì không tốt. Vì vậy, họ cần phải ủng hộ chính sách bảo hộ về phía mình và lên án chính sách bảo hộ của phía nước đối tác. Có hai lý do khiến cho hành động không đi đôi với lời nói này. Thứ nhất, mọi chính sách thương mại thường đem lợi ích cho một nhóm người, nhưng lại gây hại cho nhóm khác. Cụ thể là tự do nhập khẩu cá basa của Viêt Nam làm lợi cho người

catfish với doanh số khoảng từ 400 đến 500 triệu USD hàng năm. Bởi vậy, quá trình ra quyết định về chính sách thương mại thường bị chính trị hóa đến cao độ. Nó thường thiên lệch theo hướng bảo vệ những nhóm lợi ích hùng mạnh, thậm chí đưa ra những lý lẽ trái ngược nhau, chẳng hạn như việc coi cá basa giống catfish nhưng không như catfish. Thứ hai, hàng rào bảo hộ có thể dựng lên khi chính phủ cho rằng không công bằng nếu buộc một ngành cụ thể phải gánh chịu hoàn toàn tổn thất do không nhìn thấy trước sự đe doạ của đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Rõ ràng chính sách của chính phủ Mỹ trong vấn đề này thể hiện ý muốn bảo hộ ngành công nghiệp nội địa và việc làm. Vì những lý do phức tạp đó, các chính phủ thường hay ủng hộ các chính sách hạn chế ngoại thương của quốc gia họ. Vì thế, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải làm quen với thực tế là con đường đi đến tự do thương mại không phải bằng phẳng và tranh cãi thương mại là một điều hết sức bình thường.

Khác với CFA với quỹ tiền nhiều triệu USD và được tổ chức tốt, những nông dân Việt Nam chỉ là chủ của những bè cá nhỏ, manh mún dọc sông Mê Kông. Khi theo kiện họ sẽ chịu những tốn phí không nhỏ. Nhà nước cũng không thể đứng ra hỗ trợ họ. Có chuyên gia cho rằng Việt Nam khó có thể thắng nổi vụ kiện. Nếu điều này xảy ra, có nghĩa là Mỹ đóng cửa thị trường xuất khẩu cá basa từ Việt Nam. Tệ hơn nữa, nó còn tạo ra một tiền lệ cho các tranh chấp trên những thị trường hàng hóa còn lại.

Quan hệ thương mại Việt - Mỹ mới được thiết lập, tất nhiên cả Việt Nam và Mỹ cùng có lợi. Tuy nhiên, vì những mối lợi riêng, người Mỹ đã tìm cách sử dụng chế độ quan liêu để bảo vệ sản xuất trong nước. Phải chăng đây là bài học của Mỹ đối với Việt Nam về thương mại, rằng thậm chí Mỹ cũng có thể huỷ bỏ những cam kết tự do thương mại.

Nhờ có vụ kiện mà con cá tra, basa của Việt Nam giờ đây đã trở nên nổi tiếng hơn, tiết kiệm được nhiều chi phí quảng cáo. Theo ông Hậu, Tổng Giám đốc Agifish, một nhà nhập khẩu Mỹ đã tuyên bố rằng công ty của ông đánh giá cao cá tra, cá basa Việt Nam vì chúng ngon, rẻ và ngày càng được người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng. Đặc biệt, từ khi CFA khởi kiện các doanh nghiệp Việt Nam đã có thêm nhiều người tìm mua loại cá này.

Doanh số bán hàng sang thị trường Mỹ vẫn đang tăng cao. Ông Bửu Huy, Phó giám đốc Công ty afiex An Giang, cho biết các nhà nhập khẩu Mỹ vẫn tiếp tục ký hợp đồng tiêu thụ cá tra, cá basa Việt Nam để có nguồn hàng phục vụ người tiêu dùng nước này. Mới đây, một nhà nhập khẩu Mỹ có hệ thống phân phối lớn ở thành phố Boston, bang Masachuset, đã ký hợp đồng tiêu thụ với afiex An Giang 4 container cá tra phi lê với giá 3,2- 3,8 USD/kg để bổ sung lượng hàng ở các siêu thị.

Các nhà nhập khẩu cá tra, cá basa truyền thống ở các thành phố lớn của Mỹ cũng đã đặt hàng trở lại để có nguồn cung giữ chân khách.

Theo các nhà chuyên môn, thời điểm mùa đông cá nước ngọt ở Mỹ không nhiều như nước, trong khi đó mức thuế cho cá tra, cá basa phi lê vào Mỹ lại quá cao khiến mặt hàng này khan hiếm. So với thời điểm trước ngày 27/1/2003, giá cá tra, cá basa vào thị trường Mỹđã tăng trên 20%.

Cũng theo ông Bửu Huy, giá cá tra mua tại bè hiện nay đã có dấu hiệu tăng trở lại từ 9.500đồng lên 10.200 đồng, cá tra hầm từ 7000 đồng lên 7.200 đồng/kg, có nơi trên 7.500 đồng.

Nói tóm lại, qua vụ kiện, con cá tra, cá basa của Việt Nam bỗng dưng tự nhiên được quảng cáo không mất tiền một cách rộng rãi không chỉ trên đất Mỹ nói riêng mà còn trên phạm vi toàn thế giới nói chung, tạo động lực thuận lợi cho việc thâm nhập các thị trường khác ngoài Mỹ.

3. Những tác động tiêu cực

Vụ kiện có khả năng sẽ tiếp tục kéo dài, theo như lịch trình của ITC thì sang tháng 6/2003 mới có kết luận cuối cùng. Do đó, một điều rõ ràng là nông dân nuôi cá sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề sản lượng cá tra và basa bị giảm xuống do ảnh hưởng xấu của vụ kiện.

Thứ nhất, hàng vạn nông dân sẽ mất nghề và không có sinh kế khác vì không có điều kiện làm nghề khác. Khi phỏng vấn, 100% số hộ được hỏi đã trả lời không muốn bị mất nghề này vì đây là một nghề truyền thống đã có từ lâu, nếu phải từ bỏ thì nông dân không biết phải làm nghề gì khác. Điều này không chỉ đúng với các chủ trại nuôi mà còn đúng với các lao động làm thuê trong các bè và hầm cá. Việc thay đổi nghề không phải một sớm một chiều mà làm được, nhất là khi thị trường đầu ra cho một sản phẩm mới còn chưa được định hình. Để hình thành được một nghề, cần phải có thời gian. Bà con nông dân cần được hỗ trợ về mặt kỹ thuật, con giống và cơ chế vay vốn. Những điều này không thể một lúc mà làm ngay được. Tất nhiên, chúng ta còn chưa kể đến hàng vạn người khác sống phụ thuộc nghề này như công nhân trong các nhà máy chế biến, các lao động trong khu vực kỹ thuật dịch vụ nghề nuôi, các doanh nghiệp cung cấp thức ăn và vật liệu nuôi cá. Họ cũng sẽ hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp bị ảnh hưởng và cũng cần có sự giúp đỡ.

Thứ hai, sẽ có rất nhiều gia đình trở thành con nợ lâu dài và khó trả. Họ đã vay mượn rất nhiều để đầu tư vào bè, hầm nuôi cá với mong muốn được thay đổi cuộc sống nên nếu phải từ bỏ thì rất nhiều gia đình sẽ lâm vào cảnh túng thiếu và nợ nần. Đã có rất nhiều gia đình, do ảnh hưởng của việc giảm sản lượng xuất khẩu cá vào thời gian tháng 10-12 năm 2001 (do lệnh cấm đặt tên cá là catfish của Chính phủ Mỹ), đã phải lao đao khốn đốn vì nợ nần. Nếu vụ kiện còn tiếp tục được CFA theo đuổi và ITC đồng ý, chắc chắn sản lượng cá xuất sẽ giảm mạnh, trong khi các doanh nghiệp

chưa tìm ra được thị trường đầu ra mới thì cuộc sống của rất nhiều người dân nghèo phụ thuộc vào nghề sẽ bịảnh hưởng nặng nề.

Thứ ba, nếu CFA thành công trong vụ kiện này, chúng ta lại có thêm một bằng chứng mới, một kinh nghiệm vô giá về việc các nước lớn ép buộc các nước nhỏ trong thương mại theo hướng có lợi cho nước lớn.

Đây không phải là lần đầu tiên Mỹ cáo buộc các nước khác bán phá giá để có thể áp dụng Luật chống phá giá nhằm bảo hộ bằng hàng rào thuế quan hoặc phi thuế quan cho các hàng hoá sản xuất trong nước. Các hàng hoá, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp đều bị xếp vào loại “cần được chăm sóc”. Trên thực tế, chính Mỹ mới là nước bảo hộ nhiều nhất cho nông nghiệp của mình. Với việc thông qua Luật An ninh Trang trại và Phát triển Nông thôn, chính phủ Mỹ đã công khai chi 17 tỷ đô la cho việc bảo hộ nông nghiệp Mỹ. Thế thì ai có thể kiện Mỹ bảo hộ việc phá giá các sản phẩm nông nghiệp có nguồn gốc từ Mỹ?

Ngoài ra, vụ kiện còn có ảnh hưởng xấu tới các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này và công chúng Mỹ. Có lẽ các nhà nhập khẩu cá sẽ là người thua thiệt đầu tiên, sau đó là tới công chúng tiêu thụ cá ở Mỹ sẽ hoặc phải trả giá cao hơn rất nhiều nếu muốn ăn cá tra và basa Việt Nam hoặc đơn giản là họ sẽ không được thưởng thức loại cá này nữa. Tất cả các ảnh hưởng này đơn giản chỉ vì một nhóm người do lợi ích cục bộ gây ra.

Trên thực tế, kể từ sau khi tranh chấp diễn ra đến nay, sản lượng cá xuất khẩu của công ty Agifish vào Mỹ vẫn ổn định cho dù theo quy định hiện hành của Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), các loài cá da trơn của Việt Nam đều phải dùng tên thương mại có chữ Catfish cùng với một tính từ xác định loài kèm theo. Cá basa có thể dùng 1 trong 5 tên Basa, Bocourti, Bocourti fish, Basa catfish và Bocourti catfish, còn cá tra có thể dùng 1 trong 3 tên Swai, Sutchi catfish và Striped catfish. Theo nhận định của ông Ngô Phước Hậu, Tổng giám đốc Agifish, sản lượng xuất

khẩu không những không giảm, mà còn tăng bởi sức mua sẽ tăng lên do thương hiệu cá tra và cá basa của Việt Nam được quảng cáo “không mất tiền” một cách rộng rãi trong công chúng Mỹ và trên thế giới nhờ vụ kiện này. Đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay, khi mà cá trên thị trường Mỹ đang khan hiếm do cuối mùa vụ.

Mặc dù, giai đoạn 1 của vụ kiện đã qua đi suôn sẻ cho các doanh nghiệp Việt Nam nhưng điều đó không đồng nghĩa với chiến thắng cuối cùng. CFA đã chi hàng triệu USD cho chiến dịch chống lại cá tra, cá basa Việt Nam và khẳng định quyết tâm đẩy lùi vĩnh viễn sản phẩm này ra khỏi thị trường Mỹ. Mặt khác, thực tế cho thấy không phải bao giờ chiến thắng cũng đứng về lẽ phải, bởi Mỹ là đất nước có truyền thống trong việc kiện tụng chống phá giá và có nhiều cách đểđạt được ý đồ của mình.

Một phần của tài liệu Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường mỹ (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)