III. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY VÀ THỰ CT RẠNG XUẤT KHẨU CHÈ NHỮNG NĂM QUA
2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu chè củaTổng công ty trong thời gian qua
2.2. Về thị trường xuất khẩu.
Hiện nay, Tổng Công Ty chè Việt Nam có quan hệ buôn bán với trên 30 nước trên thế giới. Xuất phát từ nhận thức thị trường tiêu thụ có ý nghĩa quyết định đối với sự ổn định và phát triển của sản xuất. Vì vậy công tác thị trường luôn chiếm một vị trí quan trọng trong tư tưởng chỉ đạo và điều hành của Tổng công ty.
Thời gian qua khi mà các nước Đông Âu và Liên Xô tan rã thị trường của Tổng công ty gặp rất nhiều khó khăn, bây giờ Tổng công ty đang tìm mọi cách khôi phục lại thị trường Nga, các nước SNG và Đông Âu. Đồng thời tích cực tìm kiếm và chiếm lĩnh thị trường mới .
Tổng công ty luôn cố gắng quan tâm đúng mức tới việc củng cố và phát triển mối quan hệ với khách hàng nước ngoài, đặc biệt là các khách hàng có sức tiêu thụ lớn như irắc, các nước Trung Cận Đông, Tây Âu, Nam Mĩ, các thị trường này cần phải được giữ vững và phát triển mạnh mẽ. Thị trường Châu Á có các bạn hàng quen thuộc như Đài Loan, Singapo, … cũng cần phải được quan tâm thích đáng. Riêng thị trường Nhật Bản là thị trường mới mẻ nhưng có sức tiêu thụ lớn, Tổng công ty cũng cần có kế hoạch cụ thể để dần dần chiếm lĩnh, bởi đây là thị trường có thu nhập cao .
- Khu vực Trung Cận Đông: Đây là khu vực thị trường chiếm lĩnh tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất nhập khẩu của Tổng công ty và có chiều hướng tăng dần .
- Khu vực Đông Âu và Liên bang Nga : Tỷ trọng này giảm sút mạnh đặc biệt là sau năm 1996 khi ta không còn hàng xuất trả nợ sang thị trường này.
- Khu vực Châu Á : Tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này giao động thất thường, chiếm tỷ trọng 25, 66% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty.
Dưới đây là một số thị trường tiêu thụ chè quan trọng của Tổng Công Ty chè Việt Nam trong thời gian tới:
*Thị trường Irac:
Đây là thị trường có dung lượng tiêu thụ lớn, là một trong những nước nhập khẩu chè hàng đầu thế giới. Với Tổng công ty chè đây là bạn hàng lớn nhất trong những năm gần đây. Sản lượng xuất khẩu sang thị trường này thường ở mức cao vì phần lớn chè xuất khẩu sang là để trả nợ. Năm 1996, sản lượng xuất sang Irac chiếm 46,17% tổng sản lượng chè xuất khẩu thì đến năm 1997 con số này lên tới 49,03%, năm 1998 đạt tới 77,8% và 86, 44% năm 1999 đặc biệt năm 1997 bạn hàng đã giúp Tổng công ty thắng thầu quốc tế 2 đợt tổng cộng 8.000 tấn chè. Bước sang năm 2000 tỷ trọng này xuống còn 83,44% do năm này chúng ta không còn phải trả nợ cho Irac tuy nhiên con số này vẫn là con số cao .
Thị trường này phải tiêu thụ loại chè đen, cánh nhỏ, chè hương với giá cao, trung bình 1,8 USD /kg, làm cho giá trị kim ngạch xuất khẩu sang thị trường luôn ở mức cao, đặc biệt năm 1999 đạt 31.589.908,73 USD chiếm 90,51% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu , con số này là 78,31% năm 1998 và 87,5% năm 2000.
*Thị trường Nga :
Đây là thị trường truyền thống của ngành chè Việt Nam. Từ trước đến nay nó chiếm một tỷ lệ lớn trong giá trị hàng xuất khẩu của Vinatea. Ngay từ đầu Liên Xô cùng với các nước Đông Âu đã có những ưu tiên, giúp đỡ chúng
ta về công nghệ trong thiết bị sản xuất, chế biến xuất khẩu chè. Những năm gần đây có nhiều biến động lớn về chính trị và kinh tế ở các khu vực này nên tổng kim ngạch xuất khẩu đã giảm sút. Tuy nhiên, việc khôi phục lại thị trường này rất có nhiều thuận lợi. Năm 1996, sản lượng xuất sang thị trường này chỉ đứng sau Irac đạt 1.503,84 tấn chiếm 14,41% tổng sản lượng xuất khẩu. Tiếp sang năm 1997 sản lượng xuất khẩu sang thị trường vẫn đạt 665,23 tấn. Sở dĩ, hai năm này ta vẫn giữ ở mức xuất khẩu này là do một lượng lớn xuất sang để trả nợ.
Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này cũng đang dần có bước tiến ổn định : năm 1996 đạt 4.449.412,06 RUP và 435.476,08 USD, năm 1997 đạt 2.318.239,7 RUP và 73.165,69 USD, tăng cao năm 1999 đạt 1.017.449,17 USD.
*Thị trường Nhật.
Người Nhật có truyền thống khó có thể mai một đó là truyền thống uống trà. Trà là một loại thực phẩm có nhiều yếu tố không thể thiếu được đối với họ. Người Nhật có xu hướng chung thích uống chè xanh dẹt, chè sản xuất theo công nghệ Nhật Bản, ngoài ra còn có chè đen. Đây là thị trường có triển vọng của ngành chè nói chung và nói riêng với Tổng công ty. Năm 1994, ngành chè mới chỉ xuất chè đen sang Nhật với giá 1,15 USD/kg, năm 1995 xuất với giá giá 1,25 USD/kg, đạt kim ngạch 645.000 USD. Năm 1996, sau khi đây chuyền sản xuất chè Nhật dẹt đi vào hoạt động đã xuất được với giá 2 USD/kg, trong năm này kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty sang thị trường này 574.446,3USD (toàn ngành 930.000 USD), lên tới 1.033.075, 00 USD trong năm 1997, tiếp tục tăng lên 1.318.539,20USD năm 1998 được
xuất với giá 2,29USD/kg. Hai năm lại đây tuy thị phần sang thị trường này giảm, đặc biệt là năm 1999 nhưng tình hình đã khá hơn trong năm 2000. Đem lại nhiều hy vọng mới của Tổng công ty đối với thị trường này.
*Thị trường Mỹ.
Đây là thị trường có khối lượng nhập khẩu hàng năm lên 91.000 tấn ta lại mới bình thường hoá quan hệ với Mĩ cho nên việc xâm nhập thị trường này có nhiều thuận lợi. Tổng công ty đã bắt đầu xuất sang Mĩ năm 1998 với số lượng 63,20 tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu 90.361,32 USD. Năm 2000 xuất khẩu được 139 tấn đạt KNXK 60.221 USD. Tuy những con số này còn bé. Nhưng đây là thị trường cần được Tổng công ty quan tâm .
*Một số thị trường đáng lưu ý khác như: Đài Loan, Sria… hai thị trường này chiếm thị phần khá lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Với thị trường Đài Loan là bạn hàng có quan hệ hợp tácliên doanh với Tổng công ty, hiện một số liên doanh đang hoạt động như: xí nghiệp chè Mộc Châu …
Có thể nói thị trường xuất khẩu của tổng công ty đã có nhiều thuận lợi. Song thuận lợi này mới chỉ là nhất thời về thực chất vẫn là khó khăn. Tổng công ty cần chủ trương mở rộng giao tiếp đối ngoại , tìm kiếm các đối tác liên doanh, liên kết hợp tác số lượng sản xuất để tranh thủ vốn, kỹ thuật và thị trường ổn định.