Về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè tại Tổng Công Ty chè.doc (Trang 86 - 89)

III. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY VÀ THỰ CT RẠNG XUẤT KHẨU CHÈ NHỮNG NĂM QUA

2.1.Về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu.

2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu chè củaTổng công ty trong thời gian qua

2.1.Về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu.

Những năm gần đây mặc dù gặp nhiều khó khăn về vốn, công nghệ, trình độ, và kinh nghiệm trong kinh doanh xuất nhập khẩu, lại phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trong và ngoài nước. Nhưng với sự nỗ lực củaTổng công ty nói chung và phòng kinh doanh XNK nói riêng hoạt động xuất khẩu chè đã đạt được sự tăng trưởng đáng kể :

BẢNG 7: SẢN LƯỢNG VÀ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CHÈ CỦA TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM (NĂM 1990 -1995)

Đơn vị : tấn, USD

STT Năm Sản lượng XK Giá tri kim ngạch XK

1 1990 14.218 1.400.000 2 1991 13.004 13.200.000 3 1992 7.494 14.000.000 4 1993 7.544 14.210.000 5 1994 8.572 16.633.000 6 1995 10.550 17.080.000

Nguồn : Tổng Công Ty chè Việt Nam.

Nếu như năm 1990 kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty là 13, 4 triệu USD thì đến năm 1995 con số này lên tới 17, 08 triệu USD. Nhìn vào bảng ta có thể thấy giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng đều trong những năm này không kể năm 1991. Năm mà Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, nước ta mất đi một thị trường to lớn và có tính truyền thống. Tình hình này đã gây

khó khăn cho toàn bộ nển kinh tế quốc dân nói chung và ngành chè nói riêng. Nhưng Tổng công ty vẫn giữ được mức ổn định về tổng kim ngạch xuất khẩu .

Tuy nhiên ở đây có một vấn đề hết sức đối lập : Trong khi sản lượng giảm nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu tăng (Ví dụ năm 1992 kim ngạch tăng 6, 06% so với năm 1991 ). Nhưng xét vào thực tế thì vấn đề trên hoàn toàn hợp lý. Bởi lẽ trong những năm 1992 trở về trước các hình thức xuất khẩu đều làm theo hiệp định của chính phủ là chủ yếu do vậy mà hàng của Tổng công ty chủ yếu là hàng trả nợ. Đến năm 1992 khi mà thị trường xuất khẩu chính này mất đi thì hàng của Tổng công ty bắt đầu thoát khỏi sự nợ nần nên tốc tăng kim ngạch có sự đối lập với tốc độ giảm sản lượng .

Từ năm 1993 Tổng công ty bắt đầu chuyển hướng kinh doanh và tìm kiếm thị trường mới. Mức sản lượng xuất khẩu đã bắt đầu tăng lên tuy vẫn chưa đạt tới mức trước năm 1992 .

Năm 1994 là bước chuyển mình mới của Vinatea, hoạt động của Tổng công ty đạt hiệu quả cao. Việc đầu tư vào sản phẩm có những kết quả và những bước tiến bộ rõ rệt, số lượng xuất khẩu thành phẩm tăng, tỷ lệ chè ướp xuất khẩu cũng tăng với số lượng đáng kể khoảng 400 tấn. Việc thu mua cung ứng hàng hoá cung như công tác kiểm tra chất lượng bao bì đóng gói theo đúng tiêu chuẩn quốc tế với mẫu mã đẹp cũng là yếu tố giúp cho Tổng công ty củng cố lại địa vị của mình trên thị trường quốc tế .

Sang năm 1995 hoạt động xuất khẩu chè của Tổng công ty tương đối ổn định. Hoạt động của các văn phòng đại diện ở các nước Anh, Nga, CHLB Đức tương đối có hiệu quả. Nhờ đó mà nâng cao sản lượng xuất khẩu lên

10.550 tấn, kim ngạch đạt 17,08 triệu USD đây là con số lớn nhất trong giai đoạn này.

Trong giai đoạn 1992-1995, nhìn chung cả số lượng lẫn tốc độ của giá trị xuất khẩu đều tăng không có sự chênh lệch của hai đại lượng này. Điều này cũng rất thấy vì lúc này chúng ta xuất khẩu tự do hơn, không còn chủ yếu theo hình thức hiệp định của Chính phủ nên vấn đề giá cả trong thời kỳ này được lựa chọn rất kỹ, nơi nào giá cao thì ta xuất - điều này phù hợp với kinh tế thị trường .

BẢNG 8 :SẢN LƯỢNG VÀ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CHÈ CỦA TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM (1996 –2000)

STT Năm

Sản lượng xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu Giá trị (tấn) Tốc độ tăng (%) Giá trị (USD) Tốc độ tăng (%) 1 1996 10.431, 30 16.177.675 2 1997 8.286, 95 79, 5 14.203.886 87, 8 3 1998 13.482, 66 162, 7 22.488.614 158, 3 4 1999 18.890, 19 140, 1 39.908.477, 39 155, 22 5 2000 19.739, 96 104, 5 29.759.907, 93 85, 25 Nguồn : Tổng Công Ty chè Việt Nam.

Trong năm 1996, 1997 nhìn chung kim ngạch và sản lượng đều giảm. Tuy nhiên do trong năm 1997 giá chè tăng cao từ 1, 7 –1, 95 USD/kg nên tốc độ giảm sản lượng (20, 5%) lớn hơn tốc độ giảm của kim ngạch (12, 2%) .

Năm 1998 là năm bội thu lớn không những do chúng ta được mùa mà giá chè thế giới cũng tăng làm sản lượng và kim ngạch đều tăng. Năm 1999 tuy sản lượng và kim ngạch đều tăng nhưng tốc độ tăng kim ngạch lớn hơn .

Năm 2000, là năm khó khăn nhất đối với ngành chè nhiều công ty không tiêu thụ được sản phẩm của mình nhưng Tổng công ty vẫn ký hợp đồng xuất được 19.739, 96 (tấn ). Trong khi giá chè thế giới đạt mức thấp kỷ lục trong vòng 15 năm qua, giảm 10-13% so với năm 1999. Nhưng nhờ các biện pháp nâng cao chất lượng và làm tốt công tác tiếp thị nên giá xuất khẩu của Tổng công ty chỉ giảm 4% so với năm 1999. Tuy vậy, điều này cũng làm cho tồng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 85, 25% so với năm 1999.

Tóm lại, so với những năm trước, giai đoạn 1996-2000 bình quân kim ngạch đã tăng lên mạnh, mở ra một triển vọng cho việc xuất khẩu chè của Tổng công ty .

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè tại Tổng Công Ty chè.doc (Trang 86 - 89)