Gạo là lương thực chủ yếu cho cư dân các nước, nguồn cung trên trên thị
trường thế giới hiện vẫn khá hạn hẹp trong khi dân số gia tăng nên nhu cầu về gạo vẫn tiếp tục tăng. Xuất khẩu gạo Việt Nam đứng thứ 2 thế giới và chiếm 15% thị
phần gạo thế giới. Dự báo thị trường tiêu thụ gạo trên thế giới trong những năm tới vẫn duy trì ở mức tăng cao do những nguyên nhân sau:
+ Tiêu dùng gạo tồn cầu năm 2007 ước đạt 418,5 triệu tấn, tăng 0,8% tương đương 3,4 triệu tấn. Tiêu dùng gạo bình quân đầu người đạt 57 kg/người/năm, tăng 0,1 kg so với năm trước. Theo dự báo của FAO, các năm tiếp theo sau đĩ mức tăng tiêu dùng khoảng 1%/năm do nhu cầu vẫn duy trì ở mức cao tại các nước thuộc khu vực Châu Á, Châu Phi.
+ Thương mại: dự báo mậu dịch gạo tồn cầu trong những năm tới sẽ giảm khoảng từ 2%- 2,5% so với năm 2006, ước từ 25 triệu tấn - 28,5 triệu tấn.
+ Về thị trường nhập khẩu: dự báo nhập khẩu của Châu Phi trong những năm tới sẽ giảm bình quân 1 triệu tấn/năm do sản lượng nội địa tăng (sản lượng nhập khẩu của Châu Phi năm 2006 là 9,2 triệu tấn). Tuy nhiên, tại thị trường Châu Á, nhu cầu nhập khẩu của các nước như Trung Quốc, Irắc, Hàn Quốc, Ảrập Xêút, Thổ
Nhĩ Kỳ và đặc biệt là Iran cĩ khả năng tăng mạnh đối với gạo chất lượng cao khơng chỉ để tiêu dùng mà cịn để dự trữ. Mặt khác, tình hình dịch bệnh, thời tiết xấu, mất mùa tại các nước Indonesia, Philippine … cũng là nguyên nhân làm thị trường xuất nhập khẩu lương thực cĩ nhiều biến động.
+ Về giá cả: dự báo giá gạo thế giới thời gian tới nhiều khả năng vẫn sẽ tăng lên vì cung cầu gạo trên thế giới trong những năm tới sẽ tiếp tục mất cân đối. Trung Quốc đang chuyển sang nhập khẩu do nhu cầu trong nước ngày càng tăng và cĩ khả
năng khơng đáp ứng đủ tiêu dùng nội địa. Thậm chí Ấn Độ cũng bị giảm dần lượng gạo dư thừa dành cho xuất khẩu, hiện chỉ tập trung vào những loại chất lượng cao. Mặt khác, hai nước này cịn đang muốn tăng dự trữ gạo quốc gia.
+ Dự báo tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam: thị trường gạo xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây đã cĩ nhiều sơi động và dự báo trong những năm tới sẽ cĩ nhiều thuận lợi do: Sau một thời gian chuyển sang mua gạo của Pakistan, các khách hàng Châu Phi đã quay lại với nguồn cung ứng từ Việt Nam, Indonesia vẫn duy trì là nước nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam, thị trường Iraq cũng gĩp phần làm "nĩng" thêm bầu khơng khí thu mua. Tuy vậy, Châu Á là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta, chiếm tới 75% lượng gạo xuất khẩu của cả nước.
Tĩm lại, với các số liệu nĩi trên, cĩ thể dự báo trong thời gian 10 năm tới thị
trường xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn duy trì ở mức cao, mỗi năm cĩ thể xuất khẩu từ 5 triệu – 5,56 triệu tấn (năm 2006 xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 4,7 triệu tấn với kim ngạch là 1,3 tỷ USD); tốc độ tăng trưởng khoảng 2%/năm, nhưng về giá tăng bình quân 30 USD/tấn, đạt kim ngạch khoảng 1,5tỷ USD/năm.