DTL = Qo(g – V) / [Qo(g – V) – F – I]
Từ công thức đòn bẩy tổng hợp , chúng ta có nhận xét: một quyết định đầu tư vào tài sản cố định và tài trợ cho việc đầu tư đó bằng vốn vay (phát hành trái phiếu, vay ngân hàng..) sẽ cho phép doanh nghiệp xác định một cách chính xác sự biến động của doanh thu ảnh hưởng như thế nào tới lợi nhuận của chủ sở hữu. Đòn bẩy tổng hợp phản ánh tác động của đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính tới mức độ mạo hiểm của công ty (mức độ của khả năng thanh toán các khoản nợ cố định kết hợp với những khả năng không chắc chắn khác). Đòn bẩy tổng hợp cho biết khả năng của công ty trong sử dụng chi phí hoạt động cố định và chi phí tài chính cố định để nhân tác động khi thay đổi lượng bán tới thu nhập mỗi cổ phiếu. Nếu lượng bán thay đổi 1% làm cho thu nhập mỗi cổ phiếu vượt quá % thay đổi của lượng bán thì tác động của đòn bẩy tổng hợp sẽ dương.
Kết luận: Khi tác động của những đòn bẩy tăng thì sự mạo hiểm của công ty
cũng tăng, kể từ khi mà sự mạo hiểm liên quan tới khả năng trang trải chi phí hoạt động cố định và chi phí tài chính cố định của nó. Phân tích đòn bẩy là một phần của phân tích hoàn vốn và cùng sử dụng những thông tin cơ bản: giá cả, sản lượng, chi phí khả biến, chi phí bất biến…
Mọi sự hiểu biết về ba loại đòn bẩy đã được đề cập ở trên sẽ giúp cho các nhà quản lý tài chính đánh giá được mức độ các loại rủi ro (rủi ro trong kinh doanh, rủi ro về mặt tài chính) mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, sự hiểu biết về đòn bẩy còn giúp cho nhà quản lý tài chính doanh nghiệp lựa chọn các biện pháp thích hợp với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp trong việc đầu tư, trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật và mức độ sử
dụng vốn vay để có thể tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, đồng thời đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp trong kinh doanh.