Biện pháp hạ giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và giải pháp gia tăng lợi nhuận tại Công ty Xây lắp – Phát triển nhà số 1 (Trang 30 - 32)

Với ý nghĩa quan trọng nêu trên, trong hoạt động sản xuất kinh doanh một yêu cầu khách quan đặt ra cho các doanh nghiệp là phải quan tâm tìm biện pháp hạ thấp giá thành sản phẩm nhằm tăng lợi nhuận. Muốn hạ thấp giá thành sản phẩm doanh nghiệp cần phải thực hiện các biện pháp chủ yếu sau:

Một là, nâng cao năng suất lao động. Nâng cao năng suất lao động làm cho

số giờ công tiêu hao để sản xuất ra mỗi đơn vị sản phẩm giảm bớt hoặc làm cho số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng thêm. Kết quả của việc nâng cao năng suất lao động làm cho chi phí về tiền lương của công nhân sản xuất và một số khoản chi phí cố định khác trong giá thành được hạ thấp. Nhưng sau khi năng suất lao động tăng thêm, chi phí tiền lương trong mỗi đơn vị sản phẩm hạ thấp nhiều hay ít còn phụ thuộc vào chênh lệch giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng lương bình quân. Vì vậy, khi xây dựng kế hoạch và quản lý quỹ tiền lương phải quán triệt nguyên tắc: tốc độ tăng năng suất lao động phải lớn hơn tốc độ tăng lương bình quân sao cho việc tăng năng suất lao động một phần dùng để tăng thêm tiền lương, nâng cao mức sống cho công nhân viên chức trong doanh nghiệp, phần khác để tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp, đảm bảo phát triển sản xuất. Muốn không ngừng nâng cao năng suất lao động để hạ thấp giá thành sản phẩm, doanh nghiệp phải nhanh chóng đón nhận sự tiến bộ của Khoa học công nghệ, áp dụng những thành tựu về khoa học công nghệ mới vào sản xuất. Tổ chức lao động khoa học tránh lãng phí sức lao động và máy móc thiết bị, động viên sức sáng tạo của con người, ngày càng cống hiến tài năng cho doanh nghiệp.

• Hai là, tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao. Nguyên, nhiên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, thường vào khoảng 60% đến 70%. Bởi vậy, phấn đấu tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu tiêu hao có ý nghĩa quan trọng đối với việc hạ thấp giá thành sản phẩm. Muốn tiết kiệm nguên vật liệu tiêu

hao doanh nghiệp phải xây dựng định mức tiêu hao tiên tiến và thực hiện theo kế hoạch đã đề ra để khống chế sản lượng tiêu hao, cải tiến kỹ thuật sản xuất và thiết kế sản phẩm nhằm giảm bớt số lượng tiêu hao cho mỗi đơn vị sản phẩm, sử dụng vật liệu thay thế và tận dụng phế liệu phế phẩm, cải tiến công tác mua, công tác bảo quản để vừa giảm tối đa nguyên vật liệu hư hỏng kém phẩm chất vừa giảm được chi phí mua nguyên vật liệu.

Ba là, tận dụng công suất máy móc thiết bị. Khi sử dụng phải làm cho các

loại máy móc thiết bị sản xuất phát huy hết khả năng hiện có của chúng để sản xuất sản phẩm được nhiều hơn, để chi phí khấu hao và một số chi phí cố định khác giảm bớt một cách tương ứng trong một đơn vị sản phẩm. Muốn tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị phải lập kế hoạch sản xuất và phải chấp hành đúng đắn sử dụng thiết bị, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ bảo quản, kiểm tra, sửa chữa thường xuyên, tổ chức sản xuất và tổ chức lao động hợp lý, cân đối năng lực sản xuất trong dây truyền sản xuất, cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng lực sản xuất của máy móc thiết bị.

Bốn là, giảm bớt những tổn thất trong sản xuất. Những tổn thất trong quá

trình sản xuất của doanh nghiệp là những chi phí về sản phẩm hỏng và chi phí ngừng sản xuất. Các khoản chi phí này không tạo thành giá trị sản phẩm nhưng nếu phát sinh trong sản xuất đều dẫn đến lãng phí và chi phí nhân lực, vật lực, giá thành sản phẩm sẽ tăng cao. Bởi vậy, doanh nghiệp phải cố gắng giảm bớt những tổn thất về mặt này. Muốn giảm bớt sản phẩm hỏng phải không ngừng nâng cao kỹ thuật sản xuất, công nghệ và phương pháp thao tác. Nâng cao ý thức trách nhiệm trong sản xuất, vật liệu và máy móc thiết bị dùng trong sản xuất phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, xây dựng và chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kiểm tra chất lượng sản xuất ở các công đoạn sản xuất, thực hiện chế độ trách nhiệm vật chất khi xảy ra sản phẩm hỏng.

Năm là, tiết kiệm chi phí quản lý hành chính. Chi phí quản lý hành chính bao

gồm tiền lương của cán bộ nhân viên quản lý, chi phí về văn phòng, bưu điện tiếp tân, khánh tiết… Muốn tiết kiệm chi phí quản lý hành chính doanh nghiệp phải chấp hành nghiêm chỉnh dự toán chi phí về quản lý hành chính. Mặt khác, luôn phải cải tiến phương pháp làm việc để nâng cao hiệu suất

trong công tác quản lý, giảm bớt số lượng nhân viên quản lý. Ngoài ra việc phấn đấu tăng năng suất lao động để tăng thêm sản lượng cũng là biện pháp quan trọng để giảm chi phí quản lý hành chính.

Trên đây là những biện pháp chủ yếu để phấn đấu hạ giá thành sản phẩm của một doanh nghiệp. Người quản lý tài chính doanh nghiệp có thể chọn những biện pháp thích hợp để hạ giá thành sản phẩm, căn cứ vào tình hình sản xuất và điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và giải pháp gia tăng lợi nhuận tại Công ty Xây lắp – Phát triển nhà số 1 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w