Những trở ngại về thể chế trong lĩnh vực kinh doanh, phát triển nhà

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và giải pháp gia tăng lợi nhuận tại Công ty Xây lắp – Phát triển nhà số 1 (Trang 72 - 74)

Thực tiễn hoạt động của nhiều Công ty kinh doanh nhà cho thấy do thiếu một “hành lang pháp lý” ổn định nên chỉ có những dự án phát triển nhà đơn lẻ là còn có thể hoạt động được, còn những dự án lớn thường gặp nhiều khó khăn, ách tắc, làm nản lòng các doanh nghiệp cũng như dân cư là những người hưởng thụ thành quả của các dự án. Quyền tự chủ của các doanh nghiệp cũng không được xác lập và thực hiện một cách rõ ràng, ổn định, sau đây là những trở ngại mang tính khách quan ảnh

hưởng tiêu cực tới hoạt động của các doanh nghiệp xây lắp nói chung và của HUDC-1 nói riêng:

• Sự chậm chễ, thiếu đồng bộ và chưa hoàn thiện của các văn bản pháp luật (VBPL) về nhà đất. Bắt đầu từ Luật Đất đai năm 1988, nhà nước chỉ cho phép người sử dụng đất chuyển nhượng tài sản trên đất, không được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã thể hiện sự không phù hợp khi chuyển sang cơ chế thị trường. Tháng 7/1993, khi Luật đất đai mới ra đời, quyền chuyển nhượng đất mới được xác định. Nghị định 18/CP được ban hành là một bước cụ thể hoá Luật Đất đai 1993, song các doanh nghiệp xây lắp lại phải ứng đối với một khó khăn mới. Đất xây dựng từ nay chỉ là đất nhà nước cho thuê, cho dù với thời hạn dài. Điều này đã gây ra tâm lý không an tâm của người mua nhà do vậy cũng gây ảnh hưởng tới quyết định đầu tư kinh doanh nhà của các doanh nghiệp.

• Tính chất dễ thay đổi của các văn bản pháp lý và tính chất “hồi tố” về thời gian có hiệu lực của các văn bản mới. Tính chất dễ thay đổi của các văn bản pháp lý và môi trường pháp luật nói chung ở nước ta hiện nay là điều dễ hiểu. Sản xuất, kinh doanh nhà là một trong số các lĩnh vực “nhạy cảm” nhất với chủ đề này, đặc biệt vì nó có liên quan đến quyền sử dụng đất và các quy định quản lý xây dựng cơ bản. Nhiều trường hợp những hoạt động kinh doanh diễn ra phù hợp với quy định pháp lý vào thời điểm lúc đó nhưng lại bị quy là phạm pháp sau khi các quy định mới mặc dù được ban hành sau nhưng lại được tính ngược lại về thời gian có hiệu lực (sự hồi tố). Trong khi đó có dự án xây dựng nhà ở nhiều khi phải kéo dài trong nhiều năm, trong thời gian đó có khả năng xuất hiện những quy định, nghị định, thông tư mới. Chỉ bằng một văn bản có tính hồi tố như vậy, một dự án kinh doanh của công ty có thể từ lãi trở thành lỗ về mặt kinh tế, từ hợp pháp trở thành phạm pháp. Đây là một nhân tố rất bất lợi cho các chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất, phát triển nhà đô thị. Nhiều Giám đốc công ty xây dựng nhà đã phát biểu: “Làm càng nhiều thì tội càng nhiều, làm càng nhiều càng lỗ nhiều”. Bởi vậy, họ chỉ tranh thủ làm các “thương vụ nhỏ lẻ” ăn chắc, vì không thể biết ngày mai sẽ ra sao.

3.3 Giải pháp góp phần nâng cao lợi nhuận tại HUDC-1

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và giải pháp gia tăng lợi nhuận tại Công ty Xây lắp – Phát triển nhà số 1 (Trang 72 - 74)