Trong những năm qua, kinh tế Tp.HCM cĩ sự tăng trưởng khá nhanh, gĩp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế – xã hội của khu vực cũng như của cả nước. Hiện nay, thành phố vẫn giữ vững vai trị là địa phương cĩ tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất trong cả nước với kết quả tăng trưởng kinh tế 5 năm (2001-2005) đạt mức bình quân 11%/năm, cao hơn tốc độ tăng 10,3%/năm của giai đoạn 1996-2000. Tốc độ tăng trưởng GDP trong những năm qua ngày càng cao, năm sau cao hơn năm trước, từ 9% năm 2000, đến năm 2005 ước đạt 12,2%.
Trong 5 năm qua, giá trị sản xuất cơng nghiệp trên địa bàn thành phố tăng bình quân trên 15%/năm, chiếm tỷ trọng gần 30% giá trị sản xuất cơng nghiệp cả nước.
Kinh tế dân doanh cũng đã thực sự trở thành động lực tăng trưởng chính cho kinh tế Tp.HCM từ năm 2002 đến nay. Năm 2004, kinh tế dân doanh tăng trưởng 14,1%, kinh tế Nhà nước 8,8% và đầu tư nước ngồi 12,0%. Tính đến năm 2005 đã cĩ hơn 60.000 doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố. Điều này đã tạo điều kiện để người lao động cĩ việc làm. Vì vậy số lao động được giới thiệu việc làm, bình quân đạt 215.000 người/năm. Tỷ lệ lao động thất nghiệp trên địa bàn thành phố giảm từ 6,8% năm 2001 xuống cịn 6,1% năm 2004. Thu nhập bình quân đầu người của thành phố cũng tăng nhanh. Năm 2000 thu nhập bình quân đầu người đạt 1.365 USD/người/năm, đến năm 2005 ước đạt 1.920 USD/người/năm.
Thời gian qua Tp.HCM đã tập trung phát tríển các ngành nghề thâm dụng lao động để tạo việc làm cho người dân tuy nhiên đến nay đã xảy ra tình trạng thiếu lao động ở các doanh nghịêp. Thực trạng này đang được nhận ra và
hiện tại Tp.HCM đang phải giải bài tốn chuyển dịch cơ cấu đầu tư, tập trung vào các ngành cơng nghệ kỹ thuật cao, thâm dụng vốn và chất xám thay vì thâm dụng lao động. Ba ngành mũi nhọn được chọn lựa trong cơ cấu đầu tư sắp tới của Tp.HCM là điện tử - tin học, cơ khí chính xác, cơng nghệ hĩa. Tuy nhiên đây là bài tốn đúng đắn để phát huy thế mạnh của Tp.HCM là chất xám và tay nghề.
Đẩy mạnh cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa, từ năm 1993 Tp.HCM đã quy hoạch hệ thống các khu cơng nghiệp - khu chế xuất (KCN - KCX) làm hạt nhân chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố. Bên cạnh những thành tựu thì cũng phải thừa nhận rằng việc cung ứng lao động chưa theo kịp sự phát triển KCN - KCX. Nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của các KCN - KCX cả về số lượng và chất lượng, lạc hậu so với các nước trong khu vực.
Hiện nay theo báo cáo của Ban quản lý KCX – KCN Tp.HCM thì trình độ chuyên mơn của lực lượng lao động mà các KCN - KCX đang tuyển dụng theo tỷ lệ như sau: ĐH, CĐ: 25%, Trung cấp, nghề: 40%, lao động phổ thơng:35%. Từ đây cho thấy số lượng lao động cĩ cĩ trình độ chuyên mơn là trung cấp nghề là cao nhất chiếm đến 40% tổng lao động.
Sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nĩi chung và đối với Thành phốá nĩi riêng địi hỏi đội ngũ CNKT với số lượng và chất lượng ngày càng cao. Tp.HCM đã triển khai chủ trương đa dạng hố đào tạo nghề nhưng chỉ đáp ứng một phần nhu cầu nguồn CNKT, vì vậy cần cĩ những đánh gía tồn diện làm cơ sở để đề xúât các giải pháp tổng thể, đồng bộ để sớm tạo ra đội ngũ CNKT cĩ đủ về số lượng và chất lượng để đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn Thành phốá hiện nay.