6. Kết cấu của luận văn
1.2.2.2. Mục đích của việc thẩm định tín dụng ngắn hạn
Hoạt động của các NHTM là một hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, do đó nó có tính chất đặc thù riêng, và luôn tồn tại nhiều rủi ro so với các hoạt động kinh doanh khác. Trong xu thế hoạt động của các ngân hàng hiện đại trên thế giới thì doanh thu chủ yếu của các ngân hàng này là thu từ lĩnh vực dịch vụ, còn việc thu từ tín dụng có mức độ thấp hơn. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, nguồn thu của các NHTM vẫn chủ yếu là thu từ tín dụng nói chung (gồm tín dụng ngắn hạn và tín dụng dài hạn), đây là nguồn thu có ý nghĩa quan trọng và quyết định tới sự sinh tồn của các NHTM Việt Nam. Với tầm quan trọng của tín dụng, kết hợp với nhiệm vụ bảo tồn, luân chuyển vốn cho vay lại càng có ý nghĩa và cần phải thực hiện tốt hơn. Hiện nay, ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều loại luật, văn bản nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, bảo toàn vốn, thêm vào đó có nhiều sách, kinh nghiệm của các ngân hàng đi trước… Song trên thực tế, rủi ro tín dụng vẫn xẩy ra và các sai lầm vẫn lặp lại. Điều này trở thành vấn đề lan dải đối với các NHTM. Việc xảy ra rủi ro tín dụng nói chung và rủi ro tín dụng ngắn hạn nói riêng có rất nhiều nguyên nhân, có thể là do yếu tố chủ quan, cũng có thể là do yếu tố khách quan, nhưng theo thống kê xuất phát từ yếu tố chủ quan vẫn là lớn hơn, trong đó phần nhiều là do sai sót của việc thẩm định và quyết định cho vay. Có nhiều trường hợp khi sau khi thẩm định xong, quyết định xong mới biết là không đúng… Vì vậy, không thể chủ quan mà phải nhận thức rõ tính phức tạp của hoạt động tín dụng, nên mỗi khi đưa ra quyết định cho vay (đặc biệt là cho vay ngắn hạn) phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng, không thể xem xét một cách hời hợt và dễ dàng phê duyệt. Cần phải có sự lồng nghép, so sánh, đối chiếu
với pháp luật, quy trình thẩm định và quy định của ngân hàng trước khi quyết định cấp tín dụng. Đây là vấn đề cốt lõi để đảm bảo hiệu quả đồng vốn cho vay. Hiện nay, xuất hiện nhiều công ty “ma”, hiện tượng làm ăn kém hiệu quả, lừa đảo nhằm đoạt vốn của ngân hàng là rất phổ biến. Do đó, mục đích của thẩm định tín dụng nói chung và thẩm định tín dụng ngắn hạn nói riêng là đánh giá một cách chính xác và trung thực khả năng trả nợ của khách hàng để làm căn cứ cho vay, cụ thể như:
- Giúp ngân hàng đánh giá được mức độ tin cậy của phương án sản xuất hoặc dự án đầu tư mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn.
- Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro có thể xảy đến với ngân hàng khi chấp nhận cho vay.
Mặt khác, việc thẩm định tín dụng còn giúp cho việc xây dựng một chính sách khách hàng đúng đắn và hợp lý hơn, giúp ngân hàng và khách hàng nâng cao hiệu quả và mở rộng hoạt động kinh doanh.