Thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và ngân hàng của NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nộ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank Nam Hà Nội (Trang 73 - 89)

- Thẩm định kế hoạch và phương án sản xuất kinh doanh Thẩm định các phương pháp đảm bảo tín dụng.

2005 2006 2007 2008 Tăng, giảm tương đối (%) Số

2.2.1.2. Thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và ngân hàng của NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nộ

hàng của NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội

Phương pháp thẩm định

Hiện nay, để phục vụ cho việc thẩm định tín dụng nói chung và thẩm định tín dụng ngắn hạn, chi nhánh Nam Hà Nội đã sử dụng phương pháp thẩm định trực tiếp, và sử dụng hệ thống các chỉ số tài chính để từ đó đánh giá được tình hình tài chính, phương án sản xuất kinh doanh của DNVVN.

Quy trình thẩm định

Trong thời gian qua chi nhánh, đã ban hành quy trình tín dụng chung, mà chi nhánh cũng đã ban hành quy trình thẩm định rõ ràng, cụ thể đến từng cán bộ cán dụng, cán bộ tín dụng của chi nhánh. Quy trình thẩm định của chi nhánh đang được áp dụng theo quy trình thẩm định chung mà NHNo&PTNT quy định (xem sơ đồ 2.2). Quy trình thẩm định bao gồm các hoạt động như: Cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng, lập hồ sơ, thu thập thông tin, tiến hành thẩm định (hoặc có cả cán bộ chuyên thẩm định cũng tham gia thẩm định), viết báo cáo tình hình và đưa ra ý kiến, sau đó trình lên cấp trên xét duyệt.

Xem xét hồ sơ vay của khách hàng

Thu thập thông tin bổ sung cần thiết

Thẩm định các nội dung cần thiết

Nộp báo cáo kết quả thẩm định lên cấp trên

Quyết định cấp tín dụng hay không

Tỷ đồng

Sơ đồ 2.2: Quy trình thẩm định tín dụng của NHNo&PTNT

Trình tự thực hiện quy trình thẩm định

- Bước 1: Trưởng phòng tín dụng và trưởng phòng thẩm định sẽ tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp và xem xét hồ sơ xin vay của doanh nghiệp xem có hợp lệ, đúng pháp luật và yêu cầu của chi nhánh hay không. Nếu hộ sơ chưa đủ điều kiện về pháp lý thì yêu cầu doanh nghiệp phải bổ sung. Nếu hồ sơ đủ điều kiện thì sẽ tiếp nhận và phân công cán bộ tín dụng đi thẩm định. Trong một số trường hợp thì sẽ có cả cán bộ chuyên trách thẩm định đi thẩm định chéo.

- Bước 2: Trên cơ sở các quy định của chi nhánh, cán bộ thẩm định sẽ thu thập thông tin có liên quan đến thẩm định, và hồ sơ cần thiết để phục vụ cho việc thẩm định, và tiến hành thẩm định.

- Bước 3: Sau khi thẩm định, cán bộ thẩm định lập báo cáo thẩm định theo quy định, trong báo cáo phải nêu rõ có cho vay hay không cho vay, lý do cụ thể để trình trưởng phòng thẩm định xem xét.

- Bước 4: Trưởng phòng thẩm định có trách nhiệm kiểm tra, xem xét tờ trình của cán bộ thẩm định, nếu thấy thiếu, hoặc không phù hợp thì phải yêu cầu cán bộ thẩm định bổ sung. Khi hồ sơ đầy đủ với yêu cầu, và nếu chấp nhân cho vay thì trưởng phòng sẽ ký vào bản kết quả thẩm định và báo cáo đề

nghị cấp cao hơn phê duyệt cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Còn nếu không chấp nhận cho vay thì sẽ trả lời doanh nghiệp.

- Bước 5: Giám đốc hoặc phó giám đốc cấp 1 sau khi phê duyệt cho vay hoặc không cho vay, chuyển hồ sơ lại phòng thẩm định. Phòng thẩm định chuyển hồ sơ sang phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp, kiểm tra, xác nhận nguồn vốn cho vay. Khi phòng nguồn vốn kế hoạch xác nhận còn đủ vốn để cho vay thì sẽ chuyển lại phòng tín dụng thông báo với khách hàng chấp nhận cho vay.

Phân cấp thẩm định tín dụng ngắn hạn

Tiêu chí xếp loại doanh nghiệp của chi nhánh được thực hiện theo quy định số 126/NHNo&TD ngày 13/4/2004 của Tổng Giám đốc NHNO&PTNT Việt Nam, cụ thể là:

- Đối với doanh nghiệp loại C phải cho vay từng lần và phải có tài sản bảo đảm với các khoản vay.

- Đối với doanh nghiệp loại B có thể cho vay theo hạn mức tín dụng nhưng phải có tài sản bảo đảm đối với các khoản vay.

Các trường hợp khác do Giám đốc Chi nhánh cấp 1 quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Đối với việc phân cấp tín dụng ngắn hạn: Hiện nay, chi nhánh thực hiện phân cấp thẩm quyền mức quyết định cho vay được thể hiện qua bảng 2.6.

Qua bảng 2.6 ta thấy phân cấp tín dụng của chi nhánh được chi làm hai cấp. - Cấp 1, Giám đốc chi nhánh có quyền quyết định đối với các khoản tín dụng từ 60 tỷ đồng trở lên áp dụng cho các loại doanh nghiệp được xếp hạng A, B, C. Bên cạnh đó, Phó giám đốc chi nhánh cấp 1 có quyền cấp 60 tỷ đối với doanh nghiệp loại A, 30 tỷ đối với doanh nghiệp loại B và loại C.

Bảng 2.6: Phân cấp thẩm phán quyết cho vay ngắn hạn DNVVN ĐVT: Triệu đồng ST T Chi nhánh Mức thẩm quyền phán quyết DN xếp loại A DN xếp loại B DN xếp loại C 1 Giám đốc chi nhánh cấp 1 60000 60000 60000 2 Phó Giám đốc chi nhánh cấp 1 60000 30000 30000 3 Giám đốc chi nhánh cấp 2 2000 1000 1000 4 Trưởng phòng giao dịch 500 500 500

(Nguồn: 123/NHNo-NHN của NHNo&PTNT Nam Hà Nội)

- Cấp 2 là cấp do giám đốc chi nhánh cấp hai và các trưởng phòng giao dịch quyết ở mức thấp hơn so với mức quyết ở cấp 1. Cụ thể là, Giám đốc chi nhánh cấp 2 có quyền quyết mức cao nhất đối với doanh nghiệp loại A là 20 tỷ đồng, đối với doanh nghiệp lại B, C là 10 tỷ đồng, còn trưởng phòng giao dịch có thể ký quyết định cho vay ở mức 500 triệu đồng đối với các doanh nghiệp được xếp loại A, B, C. Khi thẩm định thấy trong thẩm quyền thì cấp 2 sẽ tự quyết, còn nếu vượt quá thì sau khi thẩm định xong sẽ làm hồ sơ để báo cáo lên cấp trên quyết định.

Nội dung thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp

Thẩm định về mặt pháp lý đối với DNVVN

Một trong những điều kiện đầu tiên để doanh nghiệp khi đến tiếp cận với nguồn vốn tài trợ của ngân hàng là phải được thành lập và hoạt động theo giấy phép mà cơ quan có thẩm quyền cấp. Để xác định doanh nghiệp có đủ tư

cách pháp lý hay không, ngân hàng sẽ tiến hành thu thập đầy đủ, các tài liệu, chứng từ pháp lý của doanh nghiệp mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng, và thu thập thêm thông tin ngoài doanh nghiệp cung cấp. Theo luật doanh nghiệp được sửa đổi năm 2005 thì doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân) có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cơ quan quản lý nhà nước chấp nhận cấp giấy phép kinh doanh, còn doanh nghiệp tư nhân cũng có tư cách pháp lý kể từ ngày cấp giấy phép kinh doanh. Thông thường, để chứng minh tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, thường doanh nghiệp phải nộp cho chi nhánh Nam Hà Nội những loại giấy từ sau:

- Biên bản và quyết định thành lập doanh nghiệp.

- Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp (nếu có).

- Giấy chứng nhận kinh doanh, mã số thuế, giấy chứng nhận mẫu dấu. - Giấy xác nhận về mức vốn điều lệ, vốn pháp định của doanh nghiệp. - Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà, đất… của doanh nghiệp.

- Quyết định bổ nhiệm chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, kế toán trưởng…

Các loại giấy tờ này, nhằm mục đích cho chi nhánh Nam Hà Nội thẩm định tư cách pháp lý của doanh nghiệp, cụ thể là:

+ Xem xét vốn pháp định, vốn điều lệ và ngành nghề kinh doanh có phù hợp với giấy phép mà doanh nghiệp được cấp hay không.

+ Thời gian hoạt động của doanh nghiệp được bao lâu, bao nhiêu lâu nữa thì kết thúc hoạt động của doanh nghiệp, và thời gian hoạt động còn lại có phù hợp với thời gian đề nghị vay vốn của doanh nghiệp hay không.

+ Trong điều lệ công ty sẽ quy định rõ ai là người đại diện hợp pháp được vay vốn của ngân hàng, và khi vay vốn có sự thay đổi người đại diện hay không.

+ Trụ sở của doanh nghiệp có đúng với địa điểm trên giấy phép kinh doanh hay không…

Tất cả các điều trên phải được thoả mãn thì chi nhánh nam Hà Nội mới đồng ý cấp tín dụng và chuyển sang thẩm định các nội dung tiếp theo. Việc thẩm định tư cách pháp lý của DNVVN thường được thẩm định khá kỹ càng đối với các DNVVN đến vay tiền lần đầu, hoặc đối với DNVVN không có quan hệ vay, mượn thường xuyên của chi nhánh Nam Hà Nội. Còn đối với DNVVN có quan hệ vay mượn thường xuyên với chi nhánh Nam Hà Nội thì những lần sau vay, chi nhánh Nam Hà Nội sẽ lấy thông tin tư cách pháp lý của DNVVN từ hồ sơ đã lưu tại ngân hàng, và nếu khi doanh nghiệp có gì thay đổi sẽ thông tin thêm cho chi nhánh Nam Hà Nội để bổ sung vào hồ sơ đã được lưu tại ngân hàng.

Thẩm định về mục đích sử dụng vốn của DNVVN

Căn cứ vào đơn đề nghị xin vay vốn và tình hình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, chi nhánh sẽ xem xét mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có thuộc vào lĩnh vực mà pháp luật nghiêm cấp không và có phù hợp với giấy phép kinh doanh không. Chi nhánh Nam Hà Nội chỉ chấp nhận đối với trường hợp mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp phù hợp với giấy phép đã đăng ký kinh doanh và không thuộc vào đối tượng mà pháp luật ngăn cấm.

Thẩm định khả năng tài chính của DNVVN

Sau khi doanh nghiệp đã cung cấp đủ các yêu cầu ở trên và được chi nhánh Nam Hà Nội (sau đây sẽ gọi tắt là chi nhánh) chấp thuận, khi đó chi nhánh sẽ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các tài liệu liên quan đến khả năng tài chính của doanh nghiệp, thông thường các tài liệu này bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán nhanh của hai kỳ gần nhất, và bảng cân đối kế toán của hai năm gần nhất.

- Bảng lưu chuyển tiền tệ, bảng kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong hai năm gần nhất.

- Bản kê chứng nhận chấp hành nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước. Tất cả các tài liệu trên doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính trung thực trước pháp luật hiện hành.

Trên cơ sở các báo cáo mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng, kết hợp với các thông tin thu thập từ trung tâm CIC, và các thông tin thu thập khác, cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định sẽ tiến hành đọc các tài liệu và đi sâu vào phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Khi thẩm định khả năng tài chính của doanh nghiệp nói chung và của DNVVN nói riêng, các chỉ số thường được chi nhánh Nam Hà Nội dùng để đánh giá khả năng tài chính của doanh nghiệp là:

- Khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. - Khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp.

Chi nhánh chỉ chấp nhận điều kiện này khi các DNVVN có khả năng thanh toán tức thời và khả năng thanh toán lớn hơn 1.

- Tỷ suất tự tài trợ.

Khi phân tích chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ này nhằm xác định khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp đến đâu. Nếu chỉ tiêu này càng cao, thì mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng tốt. Chi nhánh chỉ chấp nhận điều kiện của chỉ tiêu này khi các DNVVN có tỷ lệ tự tài trợ lớn hơn 8%.

Tương tự như các chỉ tiêu khác, chỉ tiêu năng lực tài chính của các DNVVN phải đạt được từ 0,5% trở lên thì chi nhánh mới đạt yêu cầu của chi nhánh.

- Tỷ số lãi gộp, lãi thuần

Điều kiện của chi nhánh đối với tỷ số lãi này là phải dương, và càng cao thì càng tốt.

- Tỷ suất lợi nhuận

Chi nhánh có quy định rõ, các DNVVN phải có tỷ suất lợi nhuận như sau: Đối với các ngành nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp là từ 8% trở lên, còn các ngành khác như, công nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu… phải lớn hơn hoặc bằng 12%.

Thẩm định kế hoạch, phương án sản xuất, kinh doanh của DNVVN

Phương án sản xuất, kinh doanh có ý nghĩa lớn đối với cả doanh nghiệp và ngân hàng, cụ thể:

Đối với doanh nghiệp, phương án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả sẽ làm cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cần vốn với ngân hàng. Mặt khác, sẽ là nguồn thu để bù đắp vào chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra, và góp phần làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp…

Đối với ngân hàng, khi phương án sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả, sẽ làm cho ngân hàng yên tâm hơn khi quyết định cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Vì trong tương lai, doanh nghiệp sẽ có nguồn thu để thực hiện nghĩa vụ trả nợ các khoản vay của doanh nghiệp đối với ngân hàng.

Hiện nay, khi chi nhánh tiến hành thẩm định kế hoạch và phương án sản xuất kinh doanh của các DNVVN thì mới chỉ xem xét phân tích một cách chung chung và dừng lại ở nội dung phương án do doanh nghiệp cung cấp như: Đủ giấy tờ, thủ tục cần thiết, sản xuất ra sản phẩm gì, doanh nghiệp năm

trước lỗ hay lãi… mà chưa quan tâm nhiều đến định mức sản xuất sản phẩm, ưu thế của doanh nghiệp trên thị trường như thế nào, hàng tồn kho ra sao...

Thẩm định các biện pháp bảo đảm tín dụng của DNVVN

Trước khi quyết định cấp tín dụng cho các DNVVN, chi nhánh sẽ tiến hành thẩm định các yêu cầu cần thiết để nhằm hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy đến với ngân hàng. Ngoài việc thẩm định các yếu tố ở trên, chi nhánh còn tiến hành thẩm định các biện pháp bảo đảm tín dụng của DNVVN. Vì đây cũng có thể coi là một khâu rất quan trọng trong việc làm giảm rủi ro tín dụng có thể xảy đến với ngân hàng sau khi cấp tín dụng cho DNVVN. Tuy nhiên, trên thực tế, tại chi nhánh không phải hầu hết các DNVVN được cấp tín dụng đều phải có tài sản bảo đảm, việc thực hiện bảo đảm tín dụng sẽ phải thực hiện thường xuyên và nghiêm túc hơn đối với các DNVVN mới có quan hệ lần đầu với ngân hàng, hay các DNVVN thỉnh thoảng mới có quan hệ với chi nhánh. Còn các DNVVN đã quan hệ thường xuyên, hay có uy tín lớn đối với chi nhánh, thì việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tín dụng sẽ được chi nhánh xem xét và ưu ái hơn so với các DNVVN khác.

Hiện nay, chi nhánh Nam Hà Nội đang áp dụng các biện pháp bảo đảm tín dụng chủ yếu sau:

- Thế chấp, cầm cố tài sản của doanh nghiệp. - Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. - Bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh.

- Trong một số trường hợp chi nhánh cho vay không có bảo đảm. Căn cứ vào các biện pháp thực hiện bảo đảm chủ yếu ở trên, và các khoản vay tương ứng của các doanh nghiệp, chi nhánh sẽ áp dụng biên pháp bảo đảm phù hợp với các khoản vay.

Mặt khác, trong quá trình thực hiện thẩm định tài sản bảo đảm, chi nhánh chỉ chấp nhận tài sản bảo đảm của các DNVVN khi có đủ các điều kiện sau:

- Tài sản bảo đảm phải có tư cách pháp lý hợp lệ.

- Giá trị tài sản bảo đảm được chi nhánh đánh giá bằng 70% giá trị thị trường, và chi nhánh chỉ cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản bảo đảm mà chi nhánh đánh giá.

Tổ chức thẩm định và phân công trách nhiệm trong bộ phận thẩm định

- Cán bộ thẩm định: Cán bộ thẩm định có thể là cán bộ tín dụng kiêm nhiệm hoặc có thể cán bộ thẩm định chuyên trách. Các cán bộ thẩm định cần phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, quy chế, quy định và quy trình thẩm định của NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và của chi nhánh Nam Hà Nội nói riêng. trực tiếp thẩm định những món vay do lãnh đạo phân công, độc lập về

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank Nam Hà Nội (Trang 73 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w