Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank Nam Hà Nội (Trang 109 - 111)

- Thẩm định kế hoạch và phương án sản xuất kinh doanh Thẩm định các phương pháp đảm bảo tín dụng.

3.3.2.Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước

21 Chi phí thẩm địn ha DNVVN Không mất phí thẩm định

3.3.2.Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước

Thứ nhất: Ngân hàng Nhà nước cần chỉnh sửa, bổ sung và ban hành một số cơ chế tín dụng phù hợp với môi trường kinh doanh của Việt Nam hiện nay, như: Ban hành và hướng dẫn thêm những điều kiện cho vay phù hợp với thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với từng loại hình doanh nghiệp (các doanh nghiệp Quốc doanh và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh)

và phải tuân phải theo cơ chế thị trường, nhằm bảo vệ lợi ích cho cả bên cho vay (ngân hàng) và bên đi vay (các doanh nghiệp).

Thứ hai: Cần có những chính sách cho vay ưu đãi nhằm hỗ trợ và giải quyết khó khăn, tạo điều kiện cho các DNVVN giải quyết tốt nhu cầu về vốn để thực hiện sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp này.

Thứ ba: Cần tích cực công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy chế hoạt động cho vay của các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, từng bước hướng hoạt động cho vay của các ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế.

Thứ tư: Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước cũng ban hành các quy định về giao dịch bảo đảm, thế chấp, bảo lãnh và cầm cố, như: Quyết định 493/2005/ QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của thống đốc ngân hàng nhà nước, về ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNO&PTNT ngày 03/02/2005 của Thống đốc NHNo&PTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo QĐ số 1627/2001/QĐ-NHNo&PTNT ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước… Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là, ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện phát mại tài sản của khách hàng không trả được nợ, vì liên quan đến rất nhiều luật, nhiều công đoạn, thủ tục còn rườm rà, chi phí cao… điều đó ảnh hưởng rất lớn đến thời gian thu hồi vốn của ngân hàng. Vì vậy, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước nên thành lập một trung tâm chuyên thực hiện phát mại tài sản thế chất cầm cố, bảo lãnh giúp cho các NHTM thuận lợi trong quá trình thu hồi vốn.

Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã thành lập trung tâm hỗ trợ tín dụng (CIC). Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực tế cho thấy, trung tâm này chưa đáp

ứng được nhu cầu hiện tại của các NHTM, như: Thông tin chưa được phong phú, còn chậm, đôi khi thông tin còn thiếu sức thuyết phục, và nghiêm trọng hơn có thông tin còn sai lệch… những điều này đã làm ảnh hưởng tới việc ra quyết định tài trợ tín dụng của các NHTM. Vì vậy, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường và sửa chữa những sai phạm mà trung tâm CIC đang mắc phải, để trung tâm có thể cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời và bổ ích cho các NHTM.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank Nam Hà Nội (Trang 109 - 111)