Nâng cao chất lượng thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của các DNVVN

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank Nam Hà Nội (Trang 101 - 103)

- Thẩm định kế hoạch và phương án sản xuất kinh doanh Thẩm định các phương pháp đảm bảo tín dụng.

21 Chi phí thẩm địn ha DNVVN Không mất phí thẩm định

3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của các DNVVN

của các DNVVN

Như đã phân tích ở trên, một phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả không chỉ giúp các DNVVN làm ăn hiệu quả, mà đây chính là nguồn thu của các DNVVN để thực hiện nghĩa vụ trả nợ ngân hàng. Trong quá trình thẩm định, nếu như việc thẩm định tài sản bảo đảm, hay năng lực tài chính hiện tại (tình hình tài chính của các doanh nghiệp sẽ xấu đi khi hiệu quả sản xuất, kinh doanh không hiệu quả) chỉ là điều kiện cần để làm giảm thiểu rủi ro tín dụng có thể xảy đến với ngân hàng trong tương lai, còn việc đánh giá chất lượng của phương án sản xuất, kinh doanh của các DNVVN vừa là điều kiện cần và

điều kiện đủ (quan trong nhất) để ngân hàng xem xét có nên cấp tín dụng cho DNVVN hay không. Vì vậy, trong thời gian tới, chi nhánh cần phải tăng cường hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng thẩm định phương án sản xuất, kinh doanh của các DNVVN theo các hướng:

Chi nhánh cần thường xuyên cập nhận các thông tin thị trường (như: các yếu tố liên quan đến đầu vào, sản phẩm đầu ra, mẫu mã sản phẩm, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng…), để thực hiện được việc này, ngoài khả năng, và kinh nghiệm của cán bộ, nhân viên thẩm định (tín dụng) ra, chi nhánh cần cử cán bộ của mình đi tập huấn, đào tạo chuyên sâu cách thức sử dụng các phương pháp điều tra, thống kê, phân tích, tổng hợp, kiểm tra và dự đoán các luồng chi phí, doanh thu, lạm phát… từ đó đối chiếu với các số liệu dự kiến trong phương án của doanh nghiệp đã lập, để từ đó đánh giá mức độ rủi ro có thể xảy đến với phương án sản xuất, kinh doanh của DNVVN. Cần tránh hiện tượng thẩm định, đánh giá một cách qua loa, hình thức mang tính định tính, chủ quan của bản thân cán bộ thẩm định. Vì vậy, việc thẩm định, đánh giá phương án sản xuất kinh doanh của DNVVN cần được tập trung sâu vào các vấn đề sau:

- Khi tiếp nhận phương án sản xuất, kinh doanh của DNVVN, cán bộ thẩm định cần phải xem xét kỹ và trả lời các câu hỏi như: Ai là người lập, có đúng với chức năng, nhiệm vụ không? phương án sản xuất, kinh doanh này có phù hợp với giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp không? có phù hợp với luật doanh nghiệp không?...

- Phân tích các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, kinh doanh đã phù hợp chưa? Cụ thể là giá cả nguyên vật liệu, chi phí nguồn nhân lực, định mức tiêu hao nguyên, nhiên liệu đã đúng chưa? Cần tính toán các chỉ số tài chính khác như: “Vòng quy hàng tồn kho, Tỷ số nợ quá hạn, vòng quy khoản phải thu, tỷ số lãi thuần so với vốn chủ sở hữu, so với tài sản” và phải được

tính toán một cách chính xác để từ đó có cơ sở khoa học để đánh giá phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Số lượng, chất lượng của sản phẩm mà DNVVN sản xuất ra đó đáp ứng được yêu cầu của thị trường hay không? Điều này được thể hiện qua khả năng tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp như thế nào trong thời gian qua.

- Từ đó cán bộ thẩm định sẽ xem xét được dòng tiền vào, dòng tiền ra của DNVVN như thế nào để từ đó có quyết định có nên tài trợ tín dụng cho doanh nghiệp hay không.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank Nam Hà Nội (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w