Bổ sung phương pháp kiểm toán dự phòng giảm giá hàng đầu tư chứng khoán:

Một phần của tài liệu Phương pháp kiểm toán các ước tính kế toán trong quy trình kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC (Trang 59 - 64)

II. Một vài kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán các ước tính kế toán tại công ty kiểm toán và kế toán AAC

4. Bổ sung phương pháp kiểm toán dự phòng giảm giá hàng đầu tư chứng khoán:

khoán:

Việc kiểm toán viên sử dụng các ước tính độc lập trong kiểm toán các khoản mục dự phòng là hết sức cần thiết. Sau đây là một giải pháp của người viết để công việc lập

CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC

ước tính độc lập của kiểm toán viên sẽ tiết kiệm thời gian của cuộc kiểm toán hơn bằng công cụ excel, minh họa qua khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.

Trong quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán, để đẩm bảo sự tồn tại cho khoản dự phòng giảm giá chứng khoán, kiểm toán viên phải đề nghị khách hàng cung cấp cụ thể về giá gốc chứng khoán trong Bảng theo dõi chi tiết chứng khoán; từng lần nhập xuất, để đảm bảo sự tồn tại của khoản dự phòng về số lượng cũng như mức giá gốc.

Theo đó, khi theo dõi các mã chứng khoán mà có nhiều lần mua vào, với nhiều mức giá khác nhau, thì ta sẽ ký hiệu lần lượt như A1, A2, A3… để phân biệt cho mỗi lần (thể hiện ở cột thứ nhất của bảng tính). Đồng thời, ngay khi cập nhật mã cho chứng khoán thì kiểm toán viên sẽ cập nhật số lượng chứng khoán tồn cuối kỳ theo từng lần mua vào (ở cột 2 - bảng tính). Dựa trên nguyên tắc lập dự phòng, các chứng khoán chỉ được lập dự phòng khi giá thị trường tại thời điểm lập dự phòng thấp hơn giá gốc chứng khoán được theo dõi trên sổ sách kế toán. Do đó, cần thiết kế thêm ba cột là đơn giá gốc (cột 3 - bảng tính), đơn giá thị trường (cột 3 – bảng tính) và cột thứ 4 của bảng tính dùng để thể hiện chênh lệch giữa hai loại giá này. Và cột cuối cùng trong bảng tính là cột thể hiện mức dự phòng cần lập.

Với nguyên tắc:

+ Nếu giá gốc < giá thị trường: Đơn vị không phải lập dự phòng cho số lượng chứng khoán đó. Vì vậy, mức dự phòng trong trường hợp này sẽ là 0. Còn

+ Nếu giá gốc > giá thị trường: Đơn vị phải trích lập dự phòng theo công thức sau:

Mức dự phòng giảm giá đầu tư

chứng khoán =

Số lượng chứng khoán bị giảm giá

tại thời điểm lập báo cáo tài chính

x Giá chứng khoán hạch toán trên sổ kế toán

- khoán thực tế Giá chứng trên thị trường

Vì vậy, công thức để tính mức dự phòng cần lập (tại địa chỉ ô kết quả đầu tiên của cột dự phòng cần lập) sẽ có dạng:

=IF([CL giữa giá CK trên sổ sách với giá TT của khoản CK]>0; [CL giữa giá CK trên sổ sách với giá TT của khoản CK]*[Số lượng CK giảm giá];0)

Việc tính toán cho tất cả các khoản giảm giá CK còn lại cũng theo quy tắc tương tự, nên ta có thể kéo rê chuột thực hiện lệnh Copy để đưa ra kết quả.

Tương tự như dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, bảng tính này cũng có thể áp dụng cho trường hợp dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

KẾT LUẬN

Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC, thật sự em đã có cơ hội quý báu, được tiếp cận với các bước công việc kiểm toán thực tế và đặc biệt là hiểu rõ hơn việc áp dụng thủ tục kiểm toán đối với kiểm toán các khoản mục ước tính kế toán do công ty thực hiện. Đây chính là nền tảng giúp em có thể hoàn thành đề tài của mình: “Phương pháp kiểm toán các ước tính kế toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC”.

Về cơ bản, đề tài đã đưa ra được cơ sở lý luận về công tác kiểm toán các ước tính kế toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính và thực tế áp dụng do AAC thực hiện, từ đó có một vài nhận xét và kiến nghị để góp phần hoàn thiện việc áp dụng trong qui trình kiểm toán các ước tính kế toán của công ty. Tuy nhiên, với giới hạn về trình độ chuyên môn cũng như thời gian nghiên cứu, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chính vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và anh chị kiểm toán viên AAC.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Trần Thị Hồng Vân - Giảng viên Trường ĐH kinh tế Đà Nẵng, cùng với Ban giám đốc và các anh chị trong công ty AAC đã giúp em hoàn thành đề tài nghiên cứu này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Khoa Kế toán-Đại học Kinh tế Đà Nẵng -Giáo trình Kế toán tài chính doanh

nghiệp - Lưu hành nội bộ

2. GS.TS. Nguyễn Quang Quynh-TS. Ngô Trí Tuệ- Giáo trình Kiểm toán tài

chính. In lần thứ 2 đã sửa đổi bổ sung- NXB Đại học Kinh tế Quốc dân- Hà Nội,

Tháng 5 năm 2006

3. Hệ thống các chuẩn mực kế toán Việt Nam, Các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, Các chuẩn mực kiểm toán quốc tế.

4. Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; quyết định 206/2003/QĐ-BTC, quyết định 206/2003/QĐ-BTC.

5.Thông tư số 13/2006/TT-BTC; Thông tư 228/2009/TT-BTC; Thông tư 203/2009/TT-BTC.

Một phần của tài liệu Phương pháp kiểm toán các ước tính kế toán trong quy trình kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC (Trang 59 - 64)