2. Thực tế các thủ tục kiểm toán một số ước tính kế toán
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
Trang: .../...F1-7 F1-7
của Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009, giá thị trường được lấy từ bảng lịch sử giá chứng khoán trên mạng (Trang 30). Vì doanh nghiệp có chứng khoán đầu tư trên sàn HOSE và sàn HASTC Index nên kiểm toán viên phải kiểm tra việc doanh nghiệp có tuân theo quy định để xác định giá trị thuần có thể thực hiện được (giá thị trường) hay không. Đối với chứng khoán giao dịch trên sàn HOSE thì giá trị trường là giá đóng cửa của ngày lập dự phòng, còn đối với các chứng khoán giao dịch trên sàn HASTC Index giá thị trường là giá bình quân ngày lập dự phòng.
Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra liệu khoản dự phòng có được lập đầy đủ không bằng cách tham chiếu với số liệu trên sổ theo dõi chi tiết các khoản đầu tư thì phát hiện dự phòng được lập cao hơn số thực tế phải trích lập. Nguyên nhân do cổ phiếu mã PAC thì tổng số lượng là 4.000 cổ phiếu, trong đó 3.000 cổ phiếu giá 77.500/CP, 1.000 cổ phiếu giá 73.000/CP, đơn vị chỉ trích lập cho số cổ phiếu có giá lớn hơn giá thị trường tại 31/12/2009. Với cổ phiếu BVH (BVH có 1.000 cổ phiếu giá gốc 30.000/CP và 7.300 cổ phiếu giá gốc là 48.000/CP) đơn vị cũng tính tương tự như vậy. Bảng trích lập dự phòng của đơn vị như sau:
Tại VCBS Tên CK Số lượng Đơn giá gốc Giá trị gốc Đơn giá TT Giá thị trường Dự phòng ACB(Giá BQ) (HNX) 255 17.956 4.578.837 37.100 9.460.000 - PAC(pin ăcquy
miền nam) - HOSE 3.000 77.500 232.500.000 74.000 222.000.000 10.500.000 VSH-HOSE 2.500 10.000 25.000.000 16.700 41.750.000 - Tổng cộng 262.078.837 10.500.000 Tại FPTS Tên CK Số lượng Đơn giá gốc Giá trị gốc Đơn giá TT Giá thị trường Dự phòng BVH-HOSE Tập đoàn BViệt 7.300 48.000 350.400.000 30.600 223.380.000 127.020.000 MPC-HOSE 8.000 41.600 332.800.000 33.100 264.800.000 68.000.000 Tổng cộng 683.200.000 195.020.000 Tổng số dự phòng của đơn vị cần lập là: 10.000.000 + 195.020.000 = 205.020.000
Kiểm toán viên cho rằng việc tính như vậy không phù hợp vì số dự phòng phải trích lập là cho tất cả các cổ phiếu cùng loại chứ không phải như đơn vị thực hiện. Kiểm toán viên tính toán lại như sau:
Mã CK
Số lượng Đơn giá gốc Giá trị gốc Đơn giá thị
Giá trị thị
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 PAC 3.000 1.000 77.500 73.000 232.500.000 73.000.000 74.000 296.000.000 9.500.000 305.500.000 BVH 1.000 7.300 30.000 48.000 30.000.000 350.400.000 30.600 253.980.000 126.420.000 380.400.000 Tổng 685.900.000 522.980.000 135.920.000
Phần chênh lệch giữa mức trích lập của KTV và đơn vị:
= 205.520.000 - 135.920.000 = 69.600.000
Kiểm toán viên đề nghị đơn vị hạch toán giảm chi phí tài chính: BT điều chỉnh:
Nợ TK 129 69.600.000 Có TK 635 69.600.000
+ Trong năm, doanh nghiệp có thực hiện việc hoàn nhập khoản trích lập dự phòng năm trước. Doanh nghiệp hạch toán:
Nợ TK 129 1.703.772.300 Có TK 635 1.703.772.300
Kiểm toán viên cho là không phù hợp, yêu cầu hạch toán vào TK 515- Doanh thu tài chính
BT Điều chỉnh:
Nợ TK 635 1.703.772.300 Có TK 515 1.703.772.300
Giấy làm việc của kiểm toán viên thể hiện:
Tên khách hàng: Cty XYZ Người lập Ngày
Chủ đề: TK 129 06/03/10
Người kiểm tra Ngày
Niên độ: Năm 2009 06/03/10
DĐK 1.703.772.300
PSN 1.703.772.300
PSC 205.520.000
DCK 205.520.000
Mục tiêu: Dự phòng được tính toán đúng và đủ Phương pháp: Tính lại dự phòng
PSN đối ứng TK 635: 1.703.772.300 - Hoàn nhập dự phòng PSC đối ứng TK 635: 205.520.000- Lập dự phòng
Kết luận: + Hoàn nhập dự phòng đầu tư chứng khoán ST: 1.703.772.300 đơn vị hạch toán giảm Chi phí tài chính là chưa phù hợp
Đề nghị hạch toán vào TK 515- Doanh thu tài chính BT điều chỉnh:
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN - AAC
Nợ TK 635 1.703.772.300 Có TK 515 1.703.772.300
+ Đơn vị đã trích vượt so với thực tế phải lập, kiểm toán viên đề nghị đơn vị điều chỉnh
BT điều chỉnh:
Nợ TK 635 69.600.000 Có TK 129 69.600.000
+ Nhận xét:
- Theo người viết thì việc kiểm toán viên lập dự phòng cho cả số lượng chứng khoán cùng loại BVH và PAC nhưng không giảm giá là chưa hợp lý theo Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009. Bởi vì, theo thông tư này quy định cách tính mức dự phòng cần lập theo công thức sau:
Mức dự phòng giảm giá đầu tư
chứng khoán =
Số lượng chứng khoán bị giảm giá
tại thời điểm lập báo cáo tài chính
x Giá chứng khoán hạch toán trên sổ kế toán
- khoán thực tế Giá chứng trên thị trường Theo công thức xác định mức dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ở trên, thì đơn vị chỉ phải trích lập dự phòng cho số lượng chứng khoán bị giảm giá như đơn vị đã thực hiện, còn phần chứng khoán cùng loại nhưng không giảm giá thì không được lập dự phòng.
- Hơn nữa, việc hạch toán điều chỉnh của kiểm toán viên về số dự phòng hoàn nhập được đưa vào doanh thu tài chính là chưa hợp lý, theo Thông tư 228/2009/TT- BTC ngày 07/12/2009 quy định :“Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí tài chính”.
LỊCH SỬ BẢNG GIÁ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU-SÀN HASTC- MÃ CK ACB Trang chủ
Lịch sử giá Thống kê đặt lệnh Giao dịch NĐT nước ngoài Giao dịch CĐ lớn & CĐ nội bộ