2. Thực tế các thủ tục kiểm toán một số ước tính kế toán
136.367.769,3CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN - AAC
Trang: .../...G1 G1
TK 242
Tiền thuê đất tại khu công nghiệp 878.420.160 Tiền thuê nhà dự án trồng cao su 20.000.000 CP nâng cấp thiết bị tạo hình cũ 28.118.405 CP đền bù lấy đất SX ngliệu 17.320.800
Dự án nước ngầm NM VMC 9.723.810
CP trước hoạt động của các DA khác 2.498.812.383
3.452.395.558
Kết luận: Một số khoản phân bổ đơn vị hạch toán chưa phù hợp với quy định, đề nghị điều chỉnh (1) Nợ TK 642 33.333.333,3 Có TK 142 33.333.333,3 (2) Nợ TK 642 4.680.000 Có TK 142 4.680.000 (3) Nợ TK 211 84.355.215 Có TK 242 84.355.215 (4) Nợ TK 242 56.236.810 Có TK 214 56.236.810 (5) Nợ TK 242 3.077.143 Có TK 642 3.077.143 (6) Nợ TK 1381 3.077.143 Có TK 242 3.077.143
Kiểm toán viên thực hiện như sau:
Kiểm toán viên đối chiếu số liệu trên Sổ tổng hợp tài khoản đối ứng, Sổ chi tiết và Bảng cân đối số phát sinh với số liệu trên Bảng phân bổ chi phí trả trước, khớp số liệu.
Như đã tìm hiểu trước đó, được biết đơn vị phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn theo tháng, nếu chi phí phát sinh từ ngày 1-15 của tháng đó thì phân bổ chi phí ngay trong tháng đó, nhưng nếu chi phí phát sinh từ ngày 16 đến ngày cuối cùng trong tháng thì chi phí bắt đầu được phân bổ trong tháng liền kề ngay sau tháng đó. Ví dụ phát sinh ngày 10/5/2009 thì phân bổ 7 tháng (từ tháng 6 đến tháng 12). Nhưng nếu phát sinh ngày 26/05/2009 thì chỉ phân bổ cho 6 tháng cuối năm.
Kiểm toán viên yêu cầu đơn vị cung cấp Sổ cái tài khoản 142, 242 để xem xét các nghiệp vụ lạ và không phát hiện thấy có nghiệp vụ nào lạ. Với các nghiệp vụ phát sinh Nợ đối ứng với các tài khoản tiền hay phải trả cho người bán, kiểm toán viên kiểm tra các chứng từ gốc như hóa đơn, hợp đồng bảo hiểm,( công việc này được thực hiện bởi kiểm toán viên phụ trách các tài khoản đối ứng này ) … Với các nghiệp vụ phát sinh Có, kiểm toán viên kiểm tra tỷ lệ và tiêu thức phân bổ vào chi phí có nhất quán với các năm trước không bằng cách xem xét số phân bổ có bằng với các năm trước theo từng tháng không. Nếu không nhất quán thì yêu cầu đơn vị điều chỉnh. Riêng đối với các khoản chi phí trả trước mới phát sinh trong năm nay, kiểm toán viên xem xét tỷ lệ phân bổ chi phí trả trước vào chi phí trong kỳ có hợp lý không dựa vào giá trị của khoản chi phí trả trước phát sinh và thời gian phân bổ mà đơn vị lựa chọn
và chỉ lưu ý với đơn vị chứ không yêu cầu đơn vị điều chỉnh. Việc đánh giá tính hợp lý của tỷ lệ phân bổ chi phí trả trước vào chi phí trong kỳ là hoàn toàn dựa vào sự xét đoán của kiểm toán viên, chỉ cần đảm bảo nguyên tắc: Chi phí trả trước ngắn hạn thì được phân bổ dưới 1 năm, còn đối với chi phí trả trước dài hạn thì phân bổ không quá 3 năm là được chấp nhận.
Kiểm toán viên đối chiếu số liệu trên Biên bản kiểm kê công cụ dụng cụ của tài khoản 142, 242 để kiểm tra các công cụ dụng cụ chờ phân bổ trên tài khoản 142, 242 có thật sự tồn tại hay không, còn đối với các khoản chi phí thì xem lại giấy làm việc năm trước, kiểm tra các chứng từ để xác minh khoản chi phí đó có thực sự phát sinh không.
Căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí trả trước và Sổ cái, kiểm toán viên kiểm tra chứng từ liên quan đến phát sinh tăng của các khoản chi phí trả trước để đạt mục tiêu về sự phát sinh. Để cuộc kiểm toán hiệu quả, kiểm toán viên kiểm tra mẫu của một số khoản phát sinh tăng có số tiền lớn (trên 5.000.000), còn những khoản phát sinh tăng có số tiền nhỏ hơn 5.000.000 kiểm toán viên tham chiếu giấy làm việc của các tài khoản liên quan (TK 111, 112, 153).
Nhận xét: Vì kiểm toán viên chỉ chọn mẫu bằng cách chọn tình cờ một trong
những nghiệp vụ phát sinh trong số tiền đã được lọc từ trước nên theo người viết, việc chọn mẫu này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro có những nghiệp vụ thiếu hoá đơn chứng từ lại không được phát hiện.
Kiểm toán viên tiến hành việc kiểm tra chi tiết trên Bảng phân bổ chi phí trả trước. Chọn mẫu một số nghiệp vụ và kiểm tra việc phân bổ có đúng không phát hiện một số sai phạm sau:
Khoản chi phí GT tồn đầu kỳ GT nhập kho GT phân bổ phẩn bổTK GTCL Ghi chú TK 142
Chi phí quảng cáo sản phẩm (10/09/08- 10/09/09)
33.333.333,3 - - 641 33.333.333,3 (1) (1) Chi phí thuê văn phòng
(T8/09-T8/10) 46.564.800 19.402.000 642 27.162.800
… … … … … …
Mua vật tư lắp tủ điện 7.166.000 7.166.000 627 0 (2)
… … … … … …
Bảo hiểm xe Camry 10.931.999 10.931.999
642 0
Tiền gia công khuôn
ngói 18.000.000 6.000.000 627 12.000.000 (2) … … … … … .. Hệ thống 3 máy vi tính acer (16/9/05-16/09/10) 10.920.000 - 6.240.000 642 4.680.000 (3) TK 242
Tiền thuê đất tại khu
công nghiệp 1.257.890.000 - 379.469.840 642
878.420.160
… … … … … …
CP nâng cấp thiết bị tạo
hình cũ (01/01/08) 56.236.810 28.118.405 641 28.118.405 (4)
642 0
… … … … … …
Máy in HP Lazer Jet
P2015D 2.600.000 2.600.000 642 0 (5)
… … … … … …
(1) Chi phí quảng cáo sản phẩm phát sinh năm 2008, ST ghi nhận ban đầu là 100.000.000đ. Tại ngày phát sinh chi phí (10/09/08), đơn vị đã trích ngay 50% giá trị (50.000.000đ) vào chi phí trong năm 2008. 50% giá trị còn lại của chi phí này được phân bổ theo phương pháp đường thẳng trong vòng 1 năm.
Giá trị phân bổ 1 tháng: 50.000.000 : 12 tháng = 4.166.666,7 Giá trị phân bổ trong năm 2008 (Từ tháng 9 đến tháng 12): 4.166.666,7 x 4 =16.666.666,7
Giá trị chờ phân bổ chuyển sang năm 2009: 50.000.000 - 16.666.666,7= 33.333.333,3 Tuy nhiên trong năm 2009, đơn vị không tiếp tục phân bổ chi phí còn lại này vào chi phí trong năm. Kiểm toán viên phỏng vấn kế toán tại sao số dư đối với chi phí này từ đầu kỳ lại tiếp tục tồn vào cuối kỳ với số liệu không đổi. Kế toán đơn vị giải thích là do trong quá trình lập bảng phân bổ chi phí bằng excel đã bỏ sót dòng có chi phí này. Kiểm toán viên yêu cầu hạch toán toàn bộ chi phí còn lại vào chi phí trong năm 2009. Bút toán điều chỉnh:
Nợ TK 642 33.333.333,3
Có TK 142 33.333.333,3
(2) Những vật tư mua về sử dụng cho việc lắp tủ điện, trên chứng từ kèm theo chỉ bảng kê mua hàng, uỷ nhiệm chi, và giấy báo nợ của ngân hàng nhưng không kèm theo Hoá đơn tài chính liên quan. Còn tiền gia công khuôn ngói chỉ có phiếu chi tiền và cũng không có Hoá đơn tài chính.
Chứng từ ghi sổ TK 142:
Chứng từ Diễn giải TK đối
ứng
Phát sinh
Ngày Số Nợ Có
26/07/09 BN654/10 Mua vật tư lắp tủ điện 1122 7.166.000 14/09/09 PC57/09 Tiền gia công khuôn ngói 1111 18.000.000 (3) Hệ thống máy tính đặt tại phòng kế hoạch kinh doanh (3 máy)
+ Nguyên giá: 24.960.000 (Từ 16/09/05) đơn vị phân bổ trong vòng 4 năm. Mặc dù cuộc kiểm toán năm trước kiểm toán viên có lưu ý kế toán đơn vị điều chỉnh thời gian phân bổ hệ thống máy tính này theo đúng quy định là phân bổ không quá 3 năm, nhưng đơn vị vẫn chưa điều chỉnh.
+ Theo số liệu đơn vị:
Số tiền phân bổ hằng năm là: 24.960.000 : 4 năm = 6.240.000 đ Số đã phân bổ trong các năm trước: 14.040.000
Giá trị còn phải phân bổ đầu năm 2009 là: 10.920.000
+ Tuy nhiên kiểm toán viên yêu cầu điều chỉnh thời gian phân bổ thành 3 năm. Nên số cần phân bổ hằng năm là: 8.320.000. Nếu phân bổ trong 3 năm thì trong năm 2009 phải hoàn thành việc phân bổ cho chi phí này. Vì vậy, kiểm toán viên đẩy toàn bộ số dư còn lại trên TK 142-hệ thống máy tính vào chi phí trong năm 2009.
Vì vậy, phần chênh lệch cần hạch toán điều chỉnh là: 4.680.000đ BT điều chỉnh:
Nợ TK 642 4.680.000 Có TK 142 4.680.000
(4) Chi phí nâng cấp thiết bị tạo hình cũ đã đầy đủ điều kiện để tăng tài sản cố định, nhưng năm 2008 kế toán đơn vị đã hạch toán vào chi phí trả trước dài hạn để phân bổ vào chi phí trong vòng 3 năm. Kiểm toán viên yêu cầu đơn vị ghi các bút toán điều chỉnh giảm phần chi phí hạch toán trên TK 242, và điều chỉnh tăng khấu hao cho tài sản cố định cũng trong thời gian khấu hao là 3 năm, đảm bảo thực hiện đúng khung khấu hao của Quyết định 206/2003/QĐ-BTC là Thời gian khấu hao của các loại khuôn đúc công nghiệp từ 2-5 năm.
BT điều chỉnh:
a. Điều chỉnh nguyên giá TSCĐ: Nợ TK 211 84.355.215 Có TK 242 84.355.215 b. Điều chỉnh khấu hao:
Nợ TK 242 56.236.810
(5) Máy in HP Lazer Jet P2015D (Từ ngày 03/04/08): Nguyên giá 4.260.659, phân bổ trong 3 năm, đã phân bổ cho năm 2008 là: 1.183.516 (10 tháng), giá trị còn lại 3.077.143 nhưng do bị mất trộm nên không phân bổ mà hạch toán hết vào chi phí, tại thời điểm 31/12/2009 vẫn chưa có quyết định xử lý do đó đơn vị xử lý hạch toán như vậy là không phù hợp, kiểm toán viên đề nghị đơn vị hạch toán điều chỉnh
BT điều chỉnh:
a. Nợ TK 242 3.077.143 Có TK 642 3.077.143 b. Nợ TK 1381 3.077.143
Có TK 242 3.077.143