Đánh giá chung qua nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều (Trang 51 - 56)

Nh vậy qua so sánh khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều với xuất khẩu hai mặt hàng lúa gạo và cà phê ta thấy, mặc dù về kim ngạch xuất khẩu hai mặt hàng này lớn hơn rất nhiều so với hạt điều xuất khẩu nhng về năng lực cạnh tranh thì mặt hàng điều lại lớn hơn nhiều. Điều này một phần là do thị phần của hạt điều Việt Nam trên thị trờng thế giới lớn hơn thị phần của lúa gạo và cà phê nên những biến động của thị trờng thế giới của từng mặt hàng ảnh hởng đến mặt hàng lúa gạo và cà phê của Việt Nam nhiều hơn là đối với mặt hàng điều.

III. Đánh giá chung qua nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều Việt Nam về xuất khẩu hạt điều

1. Những thuận lợi trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh về xuất khẩu hạt điều của Việt Nam hạt điều của Việt Nam

- Về phát triển nguồn nguyên liệu, cây điều có lợi thế rõ rệt nhất là trồng đợc trên đất bạc mầu, đất trống đồi trọc, điều vừa là cây nông nghiệp vừa là cây lâm nghiệp, mức đầu t thấp từ 2 - 3 triệu đồng/ha nên rất phù hợp với vùng nông dân nghèo. Với năng suất điều thô trung bình ở mức thấp 500 kg/ha đã có thu nhập là 3,5 triệu đồng/ha và tỷ lệ lãi đạt 52 → 54%. ở Việt Nam có hàng triệu hecta đất trống, đồi núi trọc lại nằm ở khu vực có điều kiện môi trờng sinh thái phù hợp cho cây điều phát triển, có tới trên 500.000 hecta, trong khi đó diện tích điều ở Việt Nam mới chỉ có 300.000 hecta. Đây là một tiềm năng lớn cần đợc khai thác. [15], [3]

- Năng suất điều của Việt Nam hiện nay còn thấp, trung bình 700-800 kg/ha là do giống bị thoái hóa và ít đầu t thâm canh. Trớc tình hình đó, nớc ta đã xuất hiện nhiều mô hình trang trại đầu t thâm canh đạt năng suất cao từ 1,5 -

2 tấn/ha. Lợi thế tiềm ẩn này nếu đợc nghiên cứu và áp dụng vào sản xuất, khả năng đạt đợc năng suất cao là hiện thực.

- Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì giá thành sản xuất bảo quản hạt điều thô (năm 1998) là 8 -9 triệu đồng/tấn. Trong đó chi phí cho phân bón, thuốc trừ sâu bệnh thờng phải nhập khẩu bằng ngoại tệ chiếm khoảng 25 - 30%, nên giá trị ngoại tệ thuần thu đợc qua xuất khẩu là khá cao (70 - 75%). Công lao động trong khâu trồng trọt chiếm tới 40% chi phí sản xuất còn chi phí nhân công trong chế biến chiếm 60% tổng giá thành chế biến. Do vậy cây điều rất phù hợp cho nhu cầu tăng thêm việc làm ở nông thôn và nó đợc coi là cây xoá đói giảm nghèo tăng thu nhập và đời sống nông dân vùng trồng điều, do đó sẽ khuyến khích ngời dân trồng điều, cung cấp đủ nguyên liệu cho chế biến. [3]

- Khả năng chế biến nhân hạt điều còn rất lớn. Hiện nay Việt Nam có khoảng 80 nhà máy chế biến với tổng công suất 300.000 tấn/năm (cha kể các cơ sở sản xuất nhỏ ở hộ gia đình), nhng thực tế mới chỉ đạt cao nhất 2/3 công suất sử dụng do không đủ nguyên liệu,. Công nghệ chế biến hạt điều thô đã làm tăng giá trị lên 5 - 6 lần so với giá bán hạt điều thô tại các nông trại. Chi phí chế biến có nguồn gốc ngoại tệ thấp, công suất của các nhà máy chế biến còn lớn là một điều kiện tốt để mở rộng sản xuất, cung cấp đủ nhân điều ra thị tr- ờng thế giới.

- Sản phẩm từ điều hiện nay ở Việt Nam còn rất nghèo nàn, chủ yếu chỉ tập trung ở chế biến nhân điều, bỏ qua các sản phẩm khác nh dầu vỏ hạt điều, quả điều... Do vậy nếu chú ý, tận dụng để chế biến các sản phẩm này làm đa dạng hoá sản phẩm điều của Việt Nam sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu.

- Uy tín và vai trò của Việt Nam trên thị trờng hạt điều thế giới không ngừng nâng cao. Tuy còn yếu cả về kinh nghiệm và bề dày trong việc tham gia vào thị trờng xuất khẩu hạt điều nhng Việt Nam có tốc độ phát triển rất nhanh thể hiện sự trởng thành, biểu hiện ở sản lợng và kim ngạch xuất khẩu. Với vị trí

thứ hai thế giới về xuất khẩu, thứ ba thế giới về sản lợng và chiếm 1/6 thị phần điều thế giới, Việt Nam có ảnh hởng đáng kể trên thị trờng thế giới về mặt hàng này. Vị thế Việt Nam càng đợc củng cố trong hoạt động kinh tế đối ngoại, tạo áp lực cạnh tranh trên thị trờng thế giới .

- Thị trờng tiềm năng về hạt điều của Việt Nam còn rất rộng lớn. Chỉ riêng thị trờng EU, chúng ta chủ yếu mới xuất khẩu sang các nớc Anh, Hà lan, Đức...còn các nớc khác thì vẫn bỏ ngỏ mặc dù nhu cầu về hạt điều ở các nớc này khá cao.

- Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi cho buôn bán làm ăn với thị trờng quốc tế. Việt Nam nằm ở vòng cung Châu á- Thái Bình Dơng. đây là một nơi đang diễn ra những dòng giao lu kinh tế sôi động nhất và đầy hứa hẹn cho những bớc phát triển trong tơng lai, nh một vùng xung động động lực cho quá trình tạo thế và tạo đà phát triển. Việt Nam nằm trên các tuyến giao thông quốc tế quan trọng và có hệ thống cảng biển là cửa ngõ không chỉ cho nền kinh tế Việt Nam mà còn cho nhiều quốc gia khác. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi so với các nớc nằm sâu trong khu vực lục địa, hoặc nằm ở những nơi ít diễn ra các hoạt động thơng mại quốc tế. Lợi thế so sánh về mặt địa lý của nớc ta đang tạo ra môi trờng kinh tế năng động và linh hoạt, giảm đợc chi phí vận chuyển và khả năng mở rộng các hoạt động dịch vụ cần khai thác, phát huy trong phát triển kinh tế. Nếu không biết tận dụng và phát huy là chúng ta tự đánh mất cơ hội trong phát triển.

Những thuận lợi trên đã góp phần đa Ngành điều Việt Nam phát triển ngày một nhanh. Tuy nhiên trong quá trình phát triển thì Ngành điều Việt Nam cũng gặp phải những khó khăn điển hình sau:

2. Khó khăn và những bất lợi ảnh hởng tới khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều trong thời gian tới Nam về xuất khẩu hạt điều trong thời gian tới

- Giống tốt là yếu tố quan trọng số một trong sản xuất điều hiện nay, nó quyết định năng suất và chất lợng hạt điều. Trên thực tế, điều nớc ta trồng chủ

yếu bằng hạt, giống cha đợc chọn lọc kỹ mà thờng tự sản xuất hoặc dùng giống xô tạp nên năng suất thấp, bị sâu bệnh nhiều, phân ly mạnh và nhanh thoái hóa. Mặt khác nông dân không chú ý tới các khâu quy trình canh tác, không đầu t thâm canh. Mặc dù hiện nay, đã có sự quan tâm của Nhà nớc và những bất cập trên đang dần đợc khắc phục nhng chắc chắn phải mất một thời gian dài để có thể có đợc những biến chuyển rõ rệt theo hớng tiến bộ.

- Hệ thống nhà máy chế biến hạt điều phát triển nhanh, nhng cha gắn với vùng nguyên liệu, cha hợp lý. Ngành công nghiệp chế biến hạt điều là ngành sử dụng nhiều lao động tay chân, rất phù hợp với những nơi lao động nhiều, lại rẻ nhng thực tế đa số các nhà máy chế biến ở Việt Nam lại nằm trong các thành phố, gây nên hiện tợng thiếu lao động, do đó phải chở điều tới nơi có nhiều lao động để bóc vỏ, lựa chọn hạt sau đó mới chở về đã đẩy chi phí sản xuất lên cao. - Hệ thống thu mua qua trung gian, nhiều tầng hiện nay cũng là một bất lợi lớn ảnh hởng tới khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu của Ngành điều Việt Nam. Hình thức thu mua này khiến cho cả nông dân và ngời sản xuất bị thua thiệt. Khi điều đợc mùa, tầng lớp này sẽ ép giá khiến ngời nông dân bị thua thiệt nhiều, không khuyến khích họ trồng điều. Mặt khác, khi điều không đợc mùa, tầng lớp thơng nhân trung gian nâng giá lên cao (ngời nông dân trồng điều vẫn không đợc lợi), khiến các doanh nghiệp chế biến phải chịu chi phí đầu vào cao, nâng giá thành sản xuất, đẩy giá bán lên cao, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trờng quốc tế.

- Vốn đầu t cho ngành điều thiếu, cha có chơng trình đầu t phát triển cây điều riêng của nhà nớc. Nông dân thiếu vốn đầu t cho trồng điều, nhất là ở vùng đất xấu, bạc màu. Đầu t ban đầu để trồng 1 ha điều cần từ 7,5 – 8 triệu nhng thực tế nhiều nơi chỉ có 2 –3 triệu/ha, mức chi phí cho chăm sóc điều hàng năm quá thấp, có nơi chỉ có 50.000đ/ha. Nói chung, ngời trồng điều cha đợc Nhà nớc quan tâm hỗ trợ vốn. Vốn đầu t cho nghiên cứu tuyển chọn giống điều, nghiên cứu công nghệ chế biến đa dạng hoá sản phẩm của điều còn thiếu. Vốn của các doanh nghiệp hỗ trợ nông dân trồng điều thu mua dự trữ nguyên liệu,

ổn định giá nhất là những năm gặp hạn hán, thiên tai mất mùa lớn còn hạn hẹp. Đặc biệt đối với các nhà máy chế biến, do thiếu vốn nên nhiều lúc không thể thu mua điều thô với luợng lớn khi giá bán thấp mà phải để đến cuối vụ khi giá điều thô lên cao mới có vốn để thu mua làm tăng giá thành sản xuất. [20],[26]

- Nhà nớc cha có chính sách bảo hiểm, trợ giá cho ngời sản xuất, ngời xuất khẩu điều nên ngời sản xuất và kinh doanh cha thực sự yên tâm. Khi giá điều giảm, nếu không có trợ giá, nông dân chặt điều trồng cây khác. Khi giá điều trên thị trờng thế giới tăng lên, trồng mới không kịp do đó không chớp đợc thời cơ, thiệt hại cho Ngành điều và nền kinh tế. Tơng tự nh vậy, nhà xuất khẩu nếu lỗ mà không có trợ giá sẽ không mua điều để xuất khẩu, thiệt hại cho ngời sản xuất, làm mất uy tín Ngành điều Việt Nam trên thị trờng quốc tế.

- Cha có cơ quan chuyên ngành chuyên nghiên cứu về điều, về giống, phơng pháp canh tác trồng trọt, chế biến các sản phẩm từ cây điều.

- Thị trờng điều cha đợc chú ý khai thác do vậy việc phát triển xuất khẩu điều sang các thị trờng mới có dung lợng lớn còn gặp nhiều khó khăn. Trong giai đoạn tới, triển vọng về mở rộng thị trờng các nớc và các khu vực khác (châu âu, châu Mỹ, Nhật,...) vẫn gặp nhiều khó khăn trớc yêu cầu đổi mới và cải tiến liên tục về tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, chất lợng, mẫu mã và kể cả các quy định, thông lệ thơng mại quốc tế. Thị trờng hiện tại là Trung Quốc mặc dù có thuận lợi về mặt địa lý là thị trờng kề bên với Việt Nam nhng lại gặp khó khăn trong thanh toán nên cũng không phải là thị trờng ổn định.

- Ngoài các khó khăn, bất lợi trên còn có một bất lợi rất lớn, đó là hiện nay các nớc có điều kiện thuận lợi trồng điều nh một số nớc Châu Phi đã bắt đầu nhận ra lợi ích lớn của việc chế biến điều xuất khẩu thay vì chỉ xuất khẩu hạt thô nh trớc kia. Đây sẽ là đối cạnh tranh mới, đáng ngại của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều trong tơng lai. Riêng hai đối thủ cạnh tranh lớn hiện nay của Việt Nam là ấn Độ và Braxin thì đã và đang xây dựng những chiến lợc phát triển điều, nâng cao khả năng cạnh tranh về xuất khẩu điều rất cụ thể. Đây là

một thách thức rất lớn với Ngành điều Việt Nam. Nếu không có biện pháp chiến lợc cụ thể, hiệu quả, vị thế của Ngành Điều Việt Nam trên thị tròng thế giới sẽ bị ảnh hởng

Nhìn chung, những bất lợi phân tích trên đây phần lớn do nguyên nhân chủ quan gây ra nên có thể khắc phục trong tơng lai gần nếu Việt Nam có quyết tâm và có các giải pháp kịp thời, đúng đắn. Do đó những bất lợi này có thể lại trở thành các lợi thế tiềm ẩn của Ngành điều

Trên cơ sở phân tích những lợi thế (thuận lợi và khó khăn) vừa mang tính định tính và định lợng, có thể đánh giá tổng quát: Ngành điều Việt Nam là ngành có khả năng phát triển, sức cạnh tranh cao, góp phần cải thiện môi trờng, nâng cao thu nhập cho ngời dân.

Chơng III

Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả xuất khẩu hạt điều

của việt nam trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w