Áp dụng chế độ đăng ký và kiểm tra chất lợng bắt buộc đối với hạt điều xuất khẩu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều (Trang 67 - 68)

II. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trờng xuất khẩu hạt điều Việt Nam thời kỳ 2003

1. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lợng và năng lực cạnh tranh của hạt điều xuât khẩu Việt Nam

1.4. áp dụng chế độ đăng ký và kiểm tra chất lợng bắt buộc đối với hạt điều xuất khẩu

xuất khẩu

Trên cơ sở xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn hàng hóa - dịch vụ xuất khẩu phù hợp với đòi hỏi của từng thị trờng, hạt điều xuất khẩu trớc khi xuất khẩu phải đợc giám sát và kiểm tra chất lợng chặt chẽ theo những quy định đó. Thông qua biện pháp này sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh quan tâm hơn nữa đến công nghệ (đặc biệt là công nghệ sạch) từ khâu sản xuất - chế biến - bảo quản - vận chuyển - xuất khẩu nhằm vừa nâng cao khả năng cạnh tranh, vừa tăng uy tín cho hạt điều Việt Nam trên thị trờng quốc tế

Đẩy mạnh việc áp dụng hệ thống quản lý chất lợng hàng nông sản theo tiêu chuẩn của HACCP và ISO là một trong những biện pháp đảm bảo nâng cao chất lợng hạt điều xuất khẩu. Chất lợng hàng hóa là khả năng tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, một hệ thống hay một quá trình sản xuất nhằm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan. Nhu cầu tiêu dùng luôn luôn thay đổi, do vậy chất lợng cũng phải thay đổi theo cho phù hợp cả về thời gian, không gian và điều kiện sử dụng.

HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point - Phân tích nguy cơ và kiểm soát các khâu trọng yếu) là hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm dựa trên việc xác định những điểm nhạy cảm nhất (nơi ô nhiễm nguy hại có thể xảy ra) và kiểm tra chặt chẽ từng bớc của quá trình sản xuất, kịp thời đa ra các giải pháp phòng ngừa hữu hiệu nhằm giảm thiểu đợc nguy hại hay ô nhiễm.

ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn do Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành nhằm đa ra những yêu cầu, nội dung và những hớng dẫn cần thiết để xây dựng hệ thống quản lý chất lợng cho cả một tổ chức nh: Chính sách và chỉ đạo về chất lợng, nghiên cứu thị trờng, thiết kế triển khai sản phẩm và quá trình cung ứng, kiểm soát quá trình bao gói, phân phối, dịch vụ sau khi bán, xem xét đánh giá nội bộ, kiểm soát tài liệu, đào tạo nhân lực. Việc đảm bảo nâng cao chất lợng hàng hóa là trách nhiệm của doanh nghiệp và ngời sản xuất, nhà nớc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển bằng cơ chế chính sách và tạo hành lang pháp lý để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Do vậy doanh nghiệp phải thật sự chủ động về vấn đề này.

Hiện nay, các hệ thống giám định thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam vẫn cha theo kịp sự tăng trởng trong tỷ trọng xuất khẩu, nhiều lô hàng vẫn bị chặn lại tại cửa khẩu của nớc ngoài. Do đó, Chính phủ đã đề nghị Tổ chức L- ơng thực Thế giới - FAO hỗ trợ tăng cờng năng lực của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lờng – Chất lợng để thiết lập một hệ thống chứng nhận và giám định thực phẩm xuất khẩu hiệu quả, đợc quản lý tốt và đáng tin cậy đáp ứng các yêu cầu của WTO. Một dự án của FAO gần đây đã đánh giá hệ thống kiểm soát thực phẩm hiện có tại Việt Nam và đa ra kiến nghị để xây dựng một cơ quan kiểm soát thực phẩm xuất khẩu thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lờng – Chất lợng và đề xuất một quy trình từng bớc về kiểm soát và cấp giấy chứng nhận cho thực phẩm xuất khẩu. Dự án này hiện nay đang đợc áp dụng cho hạt tiêu xuất khẩu, tiến tới sẽ áp dụng cho hạt điều và các mặt hàng nông sản khác.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w