Đánh giá về công tác đào tạo và phát triển nhân lực

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc – Thành phố Yên Bái (Trang 42 - 44)

II. Đánh giá công tác quản lý nhân sự của trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Yên bái.

5. Đánh giá về công tác đào tạo và phát triển nhân lực

5.1 Thực trạng

Hàng tháng nhà trường có tổ chức các luận vănđổi mới phương pháp dạy và học ở các khối 1,2,3,4. Thông qua các chuyên đề, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của các thầy cô giáo ( năm 2004 – 2005, có 4 chuyên đề, đạt giải cấp thành phố 1 chuyên đề, năm 2005 – 2006, có 6 chuyên đề, 2 luận vănđạt giải cấp thành phố ) .Trong năm 2005 vừa qua, nhà trường đã tổ chức công tác hội giảng cấp tổ, cấp trường đạt kết quả khá tốt: 100% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp tổ, 73% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, 4 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, 2 giáo viên đạt chiến sỹ thi đua cấp cơ sở. Hàng năm nhà trường có tổ chức các cuộc thi viết chữ đẹp cho

giáo viên và học sinh. Tuy nhiên công tác đào tạo và phát triển nhân lực mới chỉ dừng lai ở mức độ đó, chưa có những chương trình đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, hoặc cho giáo viên học lên cao hơn, ví dụ như các cô giáo mới chỉ tốt nghiệp trung cấp, cần phải học để đạt cao đẳng, hoặc đại học để có thể đảm nhận các lớp cuối cấp, và phát triển hoàn thiện bản thân. Các chương trình chủ yếu vẫn là bồi dưỡng củng cố chuyên môn, đạt chuẩn, chứ chưa tổ chức bồi dưỡng các kiến thức khác ngoài chuyên môn, bổ trợ cho chuyên môn, ví dụ vi tính ( chưa sử dụng máy tính trong trường), quản lý, ngoại ngữ, thẩm mỹ giáo dục học vv..Chưa có chưong trình đào tạo dài hạn nhằm phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên trong tương lai, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nhà trường. Đối với cán bộ quản lý, lãnh đạo nhà trường thường chỉ có các đợt tập trung bồi dưỡng chính trị, lý luận và bồi dưỡng triển khai cải tiến chuẩn hoá giáo viên, không có các chương trình bồi dưỡng về quản lý. Các nhân viên khác cũng tương tự như vậy, hoặc không được bồi dưỡng hoặc tự đi học nâng cao trình độ, tự bỏ chi phí, nhà trường chỉ tạo điều kiện bố trí thời gian thuận lợi hơn, nhưng vẫn phải đảm nhận nhiệm vụ chuyên môn ( ví dụ, cán bộ trung cấp kế toán đi học đại học tại chức )

5.2 Ảnh hưởng

Không có kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ, kiến thức cho giáo viên nhân viên nên không thể có đội ngũ lao động chất lượng cao cho hiên tại và tương lai. ( bổ sung) Điều đó làm hạn chế năng lực trình độ giáo viên ( trong số 26 giáo viên, chỉ có 3 có trình độ đại học, 7 có trình độ cao đẳng ) và tất nhiên hạn chế khả năng truyền thụ kiến thức cho các em học sinh. Nhà trường không có kế hoạch cho đi học, bản thân các giáo viên cũng không có

chí tiến thủ, không muốn nâng cao trình độ. Do vậy hiệu quả giảng dạy, chất lượng lao động còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc – Thành phố Yên Bái (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w