Thực hiện kế hoạch hoá nguồn nhân lực thường xuyên liên tục, trước hết là cho giai đoạn 2005 –

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc – Thành phố Yên Bái (Trang 49 - 56)

II. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân sự trong trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Yên Bái.

1.Thực hiện kế hoạch hoá nguồn nhân lực thường xuyên liên tục, trước hết là cho giai đoạn 2005 –

trước hết là cho giai đoạn 2005 – 2010

- Cần phải xác định rõ khả năng mở rộng quy mô học sinh trong khu vực trong thời gian tới, xem xét lại tỷ lệ chuẩn giáo viên trên số học sinh cho khu vực để xác định số giáo viên cần thiết cho từng thời kỳ. Trước mắt , trong giai đoạn 2005 - 2010, tăng dần số giáo viên từ 26 hiện nay đến 2010 lên 31 giáo viên.

- Kiện toàn số lượng giáo viên cho từng tổ bộ môn cho hợp lý. Vận động khai thác, tăng cường cơ sở vật chất để mở rộng số lớp, số lượng học sinh, để tận dụng hết số giáo viên ở 2 tổ chuyên môn 1 + 2 +3 và 4 + 5.

2. Tiến hành phân tích công việc cho các vị trí trong nhà trường, trước hết cho cán bộ lãnh đạo nhà trường và các tổ trưởng chuyên môn.

Có thể tiến hành các bước phân tích công việc theo trình tự sau:

Bước 1: Xác định rõ các công việc cần phân tích.

Bước 2: Lựa chọn các phương pháp thu thập thông tin thích hợp.

Bước 3 : Tiến hành thu thập thông tin

Bước 4 : Sử dụng thông tin thu thập vào các mục đích.

Trên cơ sở các bước tiến hành phân tích công việc nêu trên, tác giả đã tiến hành chọn 3 vị trí đặc trưng cho 3 đối tượng trong trường. Và quá trình phân tích công việc đã được thực hiện như sau:

Bước 1: Xác định 3 vị trí công việc cần phân tích là: Tổ trưởng tổ chuyên

môn 1+2+3, giáo viên khối 4+5, và vị trí nhân viên y tế trong trường.

Bước 2: Phương pháp thu thập thông tin khi tiến hành phân tích công việc cho 3

vị trí này là kết hợp 2 phương pháp: quan sát nơi làm việc và phỏng vấn.

* Mẫu phiếu quan sát được xây dựng dưới đây:

PHIẾU QUAN SÁT

Ngày quan sát: Người quan sát:

Đối tượng quan sát: Trình độ đào tạo:

Chức danh, vị trí làm việc của đối tượng quan sát: Thâm niên công tác tại vị trí hiện tại:

Nội dung quan sát:

STT Các hoạt động lao động Thời gian thực hiện từ …đến

Nhận xét, đánh giá

* Mẫu biểu và nội dung phỏng vấn như sau: PHIẾU PHỎNG VẤN Ngày phỏng vấn: Người phỏng vấn: Đối tượng phỏng vấn: Chức danh, vị trí làm việc: Nội dung phỏng vấn:

- Theo anh, chị, đối tượng ( một tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, nhân viên y tế ) trong trường tiểu học cần phải làm những nhiệm vụ gì?

- Tại sao lại phải thực hiện những công việc đó?

- Những công việc hiện nay mà các đối tượng đang thực hiện, có cần phải thêm bớt những việc gì không ? Tại sao?

- Những công việc đó nên được thực hiện như thế nào cho có hiệu quả? - Trách nhiệm của những đối tượng với cấp trên, cấp dưới, quan hệ với

đồng nghiệp là ai và nên như thế nào?

- Những yêu cầu gì cần thiết cho vị trí công việc đó? Tại sao?

- Để hoàn thành nhiệm vụ thì đối tượng phải đạt được những tiêu chuẩn cụ thể gì? Vì sao?

- Để thuận lợi cho công việc, đối tượng cần được trang bị bổ sung những thiết bị, đồ dùng gì? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 3: Tiến hành thu thập thông tin: Tác giả đã quan sát các hoạt động

giảng dạy trên lớp của tổ trưởng giáo viên tổ chuyên môn 1 +2 + 3 ( 2 lần dự giờ và dự họp tổ chuyên môn) , một giáo viên của khối 4 + 5 (3 lần dự giờ ), và nhân viên y tế ( 10 ngày, mỗi ngày 1 giờ, theo các giờ khác nhau trong ngày). Dưới đây là một số ví dụ cụ thể tác giả đã tiến hành phiếu quan sát.

PHIẾU QUAN SÁT

Ngày quan sát: 18/4/2006

Người quan sát: Nguyễn Thị Hạnh Đối tượng quan sát: Hà Thị Phượng

Chức danh, vị trí làm việc của đối tượng quan sát: Giáo viên chủ nhiệm lớp 2A- Tổ trưởng tổ chuyên môn 1 + 2 + 3.

Thâm niên công tác: 16 năm. Nội dung quan sát:

STT Công việc thực hiện

Thời gian thực hiện từ …đến

Nhận xét, đánh giá về công việc thực hiện

1 Dạy tiết tập đọc bài: Cây và hoa bên Lăng Bác ( tiết 111)

- Đọc bài mẫu 2 lần. - Gọi từng học sinh đọc bài

- Giải thích từ ngữ, nội dung, ý nghĩa bài tập đọc.

Từ 8g 10 đến 8g 50 ngày 18/4/06

- Thực hiện đầy đủ các quy định trên lớp: kiểm tra sĩ số, kiểm tra bài cũ của học sinh.

- Truyền đạt tốt, dễ hiểu, luôn uốn nắn cho học sinh từng từ ngữ, phát âm, truyền cảm

- Đọc to, rõ ràng, truyền cảm - Đặt nhiều câu hỏi và giải thích

rất rõ nội dung, ý nghĩa của bài.

Nội dung quan sát:

STT Công việc thực hiện

Thời gian thực hiện từ …đến

Nhận xét, đánh giá về công việc thực hiện

2 Họp tổ chuyên môn: - Kiểm tra sĩ số

- Thông báo kết quả đợt thi đua của các lớp

- Triển khai kế hoạch thực hiện tuần 4/4/06

- Nhắc nhở GVCN chú ý nề nếp của lớp và chất lượng học tập của học sinh

- Chuẩn bị đánh giá cuối học kỳ, năm học - Chuẩn bị công tác hè. Từ 11g đến 12g ngày 20/4/06

- Đảm bảo giờ giấc thời gian

- Phát biểu ngắn gọn, cô đọng nội dung

- Thu hút mọi người, điều khiển linh hoạt, nghiêm túc nhưng thoải mái. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khuyến khích mọi người tham gia ý kiến.

- Tóm tắt ngắn gọn, có lưu ý những việc cần thiết trong thời gian tới.

Tác giả cũng đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp: cô giáo hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng tổ chuyên môn 1+2 +3, tổ trưởng tổ 4 +5, 3 giáo viên 4+5, và nhân viên y tế. Tác giả cũng đã phỏng vấn với một tổ trưởng tổ 1+2+3, 2 giáo viên và nhân viên y tế của trường tiểu học Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái. Quá trình phỏng vấn đã phát hiện nhiều thông tin bổ sung về các hoạt động và các mối quan hệ quan trọng cho các vị trí đã chọn.

Dưới đây là một ví dụ về nội dung cuộc phỏng vấn mà tác giả đã thực hiện: 54

PHIẾU PHỎNG VẤN

Ngày phỏng vấn: 7/5/2006

Người phỏng vấn: Nguyễn Thị Hạnh Đối tượng phỏng vấn: Lê Thị Cúc

Chức danh, vị trí làm việc: Phó hiệu trưởng nhà trường Nội dung phỏng vấn:

- Câu hỏi: Theo chị, một giáo viên trong trường tiểu học cần phải làm những nhiệm vụ gì?

- Trả lời:

Trước hết, phải thực hiện theo đúng chương trình, kế hoạch giảng dạy quy định: lên lớp đảm bảo thời gian, soạn bài, kiểm tra, đánh giá đúng học sinh. Trên lớp giữ được trật tự, thu hút học sinh nghe giảng.

- Tham gia có trách nhiệm và tích cực các hoạt động của tổ bộ môn

- Phải như người mẹ hiền, ân cần, dịu dàng, nhưng cũng cần nghiêm khắc, chăm lo cho mọi hoạt động của học sinh.

- Luôn nâng cao trình độ, cách thức truyền đạt cho học sinh có hiệu quả, - Phát huy các ý tưởng sáng tạo đưa vào giảng dạy

- Đặc biệt phải giữ gìn tư thế tác phong của nhà giáo, gương mẫu để học sinh noi theo. Giữ quan hệ đúng mực với phụ huynh.

- Câu hỏi: Tại sao lại phải thực hiện những công việc đó?

- Trả lời:

- Vì học sinh còn nhỏ chưa có tính tự lập, chưa hình thành nhân cách rõ ràng, cần phải có sự uốn nắn chu đáo.

- Thầy cô là cha mẹ thứ hai của học sinh, là tấm gương, là biểu hiện của sự công bằng, trong con mắt học sinh là thần tượng của các em

- Câu hỏi: Những công việc đó nên được thực hiện như thế nào cho có hiệu quả?

- Trả lời:

- Phải đầu tư thời gian, kinh nghiệm, nhưng làm việc gì cũng phải xuất phát từ cái tâm trong sáng, là người thầy giáo, phải có tấm lòng hy sinh và bao dung.

- Câu hỏi: Những yêu cầu gì cần thiết chogiáo viên làm việc có hiệu quả?

- Trả lời:

- Phải trang bị đầy đủ các tư liệu cho giảng dạy như thư viện, các trang thiết bị về thí nghiệm, đồ dùng dạy học, dần dần trang bị máy vi tính cho bộ môn và cho cá nh ân…

Kết hợp 2 phương pháp thu thập thông tin trên, tác giả từ đó đã nắm được khá đầy đủ và chi tiết các thông tin về tính phức tạp của các nhiệm vụ, thời gian, mức độ thường xuyên, , điều kiện làm việc, trang thiết bị đồ dùng cho giảng dạy vv.. . để sử dụng cho xây dựng các văn bản của công việc.

Bước 4: Sử dụng các thông tin để xây dựng các văn bản cho công việc.

Trên cơ sở các thông tin đã thu thập được theo các phương pháp đã chọn, tác giả đã kiểm tra, xem xét, tập hợp, điều chỉnh các thông tin, cuối cùng đã xây dựng được các bản mô tả công việc, yêu cầu công việc, và tiêu chuẩn thực hiện công việc của 3 vị trí nêu trên, như sau:

* Đối với tổ trưởng chuyên môn khối 1+2+3 Bản mô tả công việc

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc – Thành phố Yên Bái (Trang 49 - 56)