Giải pháp từ phía Nhà nớc

Một phần của tài liệu Chuyển giao công nghệ thông qua các dự án FDI thực trạng và giải phám (Trang 82 - 84)

3.3.1.1. Hoàn thiện hệ thống luật pháp chính sách nhằm thu hút FDI và khuyến khích các doanh nghiệp đầu t vào khoa học công nghệ

Đầu t trực tiếp nớc ngoài đã đem lại cho chúng ta những công nghệ hiện đại tiên tiến đem lại sự thay đổi cho nền kinh tế đất nớc. Do đó chúng ta cần tiếp tục thu hút đầu t nớc ngoài, đặc biệt là các dự án đầu t kèm theo chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó cần chú trọng vào một số ngành, lĩnh vực đang rất cần thu hút đầu t để phát triển một cách toàn diện. Chẳng hạn, ngành công nghiệp điện tử cần tích cực thu hút đầu t của các tập đoàn có công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng công nghiệp điện tử Việt Nam và thực hiện chiến lợc phát triển “theo định hớng mạng”. Ngành công nghiệp sản xuất ô tô cần thu hút đầu t nớc ngoài vào việc cung ứng phụ tùng trong nớc nhằm giảm chi phí sản xuất và nâng cao tỷ lệ nội địa hoá. Ngành dệt may giày dép cần thu hút đầu t nớc ngoài vào lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu và thiết kế để tạo ra những sản phẩm có mẫu mã đa dạng phong phú, chi phí thấp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trong nớc...

Để làm đợc điều này chính phủ Việt Nam cần tập cải thiện hơn nữa môi trờng đầu t theo một số hớng sau:

áp dụng các công cụ chính sách tài chính u đãi để khuyến khích các doanh nghiệp nớc ngoài đầu t vào khoa học công nghệ, đặc biệt là các công nghệ đợc u tiên.

Mở rộng phạm vi quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với quy định của WTO và các Điều ớc quốc tế đã ký kết. Cải cách một số quy định về chuyển giao công nghệ nh thời gian chuyển giao, giá trị công nghệ đem góp vốn …

Đẩy nhanh lộ trình áp dụng cơ chế một giá và cắt giảm một số chi phí sản xuất nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh và xoá bỏ phân biệt đối xử giữa các nhà đầu t trong và ngoài nớc.

Tập trung tháo gỡ khó khăn vớng mắc cho các nhà đầu t nớc ngoài, nhằm thúc đẩy triển khai dự án, hỗ trợ các doanh nghiệp có vốn FDI hoạt động kinh doanh có hiệu quả, qua đó nâng cao uy tín của môi trờng đầu t ở nớc ta.

Thực hiện vận động xúc tiến đầu t tại các địa bàn có trọng điểm trong đó có Nhật Bản, Hoà Kỳ, Đài Loan… dới nhièu hình thức khác nhau nh tổ chức các đoàn đi vận động đầu t, tổ chức gặp và làm việc với các tập đoàn lớn đã có dự án đầu t hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam, tăng cờng thông tin về đầu t nớc ngoài qua Internet và các phơng tiện thông tin đại chúng, nhanh chóng tăng cờng đại diện của Việt Nam ở nớc ngoài về xúc tiến đầu t kết hợp với cơ quan ngoại giao để tăng cờng vận động đầu t. Kiến nghị Chính phủ hàng năm trích 1% khoản thu ngân sách từ các doanh nghiệp có vốn FDI dể trang trải kinh phí vận động xúc tiến đầu t.

Triển khai nhanh và có hiệu quả các Nghị định mới của Chính phủ nh Nghị định 27/2003/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 24/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật đầu t nớc ngoài tại Việt Nam, Nghị định 38/2003/NĐ-CP về chuyển đổi một số doanh nghiệp FDI sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần.

3.3.1.2. Phát triển toàn diện nhân tố con ngời

Trong hơn một thập kỷ qua, thay đổi công nghệ đã gây ra tình trạng giảm cầu đối với lao động rẻ tay nghề thấp. Nh vậy Việt Nam đang mất dần đi lợi thế cạnh tranh về lao động giá rẻ của mình nếu chúng ta không có chiến lợc phát triển nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao. Bên cạnh đó cũng cần nâng cao trình độ độ ngũ cán bộ khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng lực tiếp nhận công nghệ đợc chuyển giao.

Chúng ta nên tập trung vào những vấn đề sau:

-Đẩy mạnh việc tuyển chọn và gửi học sinh, sinh viên, cán bộ KH&CN đi đào tạo một cách đồng bộ ở các nớc có trình độ KH&CN tiên tiến, trớc mắt trong một số lĩnh vực KH&CN trọng điểm quốc gia. Phối hợp chặt chẽ giữa việc đào tạo với cơ quan sử dụng cán bộ KH&CN.

-Chú trọng đào tạo, bồi dỡng nhân tài, các nhà bác học, các tổng công trình s, kỹ s trởng, kỹ thuật viên lành nghề, hình thành các tập thể KH&CN mạnh, đủ sức giải quyết những nhiệm vụ KH&CN quan trọng .

-Điều chỉnh cơ cấu đào tạo công nhân kỹ thuật (đặc biệt công nhân có tay nghề cao) cho các ngành đang thu hút đầu t nớc ngoài. Nâng cao nội dung về mặt thực tiễn trong các chơng trình giáo dục và đào tạo cũng nh trong giáo trình.

-Dành các biện pháp khuyến khích và đối xử đặc biệt đối với các công ty nớc ngoài hiện đang làm việc và tham gia vào đào tạo trình độ cao, chuyển giao công nghệ và hoạt động nghiên cứu triển khai ở Việt Nam.

-Tăng cờng nguồn vốn tài trợ cho hoạt động R&D để ứng dụng trong sản xuất. Hình thành các mối liên hệ giữa các trờng đại học, các viện R&D trong nớc với các đối tác đợc lựa chọn ở nớc ngoài.

3.3.1.3. Cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Nh chúng ta đã biết cơ sở hạ tầng kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu hút đầu t trực tiếp nớc ngoài nói chung và đặc biệt là đầu t trực tiếp nớc ngoài vào những ngành có công nghệ cao.

Muốn tăng cờng thu hút đầu t nớc ngoài vào các ngành công nghệ cao chúng ta cần tập trung đầu t xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế bao gồm viễn thông, điện, cảng biển và cảng hàng không; hạ tầng thơng mạ gồm kho tàng, chợ đầu mối ở nơi giao nhau của các tỉnh. Xây dựng các khu công nghệ cao, khu công nghiệp để di dời các doanh nghiệp gây ô nhiễm trong thành phố, thị trấn, thị xã; xây dựng khu công nghiệp nhỏ cho làng nghề và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tập trung xây dựng hạ tầng phục vụ cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, trớc mắt là cho khu công nghệ cao Hoà Lạc (Hà Nội) và Quang Trung (TP. Hồ Chí Minh). Mở rộng các hình thức thu hút vốn của nhân dân nh xây dựng vận hành chuyển giao (BOT), xây dựng chuyển giao (BT); liên doanh, phát hành chứng khoán trên thị trờng chứng khoán trong nớc và quốc tế.

Một phần của tài liệu Chuyển giao công nghệ thông qua các dự án FDI thực trạng và giải phám (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w