Những tác động của các kết luận, kiến nghị củaKTNN

Một phần của tài liệu Phương thức và giải pháp tăng cường tính hiệu lực đối với các kiến nghị của kiểm toán.pdf (Trang 25 - 27)

1. Các kết luận và kiến nghị của KTNN (nhân danh quyền lực công) đã khẳng định quyền lực và trách nhiệm của KTNN thực thi pháp quyền đối với quá trình vận hành NSNN, các quỹ và tài sản công.

Quyền lực đó đảm bảo rằng: mọi nguồn thu, chi, những biến động tài chính công phải có sự kiểm tra, kiểm soát để h−ớng tới hiệu quả và chất l−ợng. Và rằng: ai xâm hại đến nền tài chính công, đều có thể bị phát hiện và xử lý

- KTNN góp phần nâng cao hiệu lực và duy trì quyền kiểm tra, kiểm soát của Nhà n−ớc đối với nền kinh tế quốc dân.

KTNN thực sự trở thành một thiết chế kiểm soát độc lập đối với mọi chủ thể liên quan đến quá trình chấp hành dự toán NSNN hàng năm, và duy trì kiểm tra th−ờng xuyên, bắt buộc đối với quỹ công và các tài sản quốc gia. Điều đó làm gia tăng và duy trì sự hiện hữu của một cơ quan kiểm tra kiểm

soát tài chính độc lập để gìn giữ, bảo vệ và phát huy hiệu quả nguồn lực tài chính công.

- Thông qua kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, đặc biệt là kiểm toán hoạt động, KTNN xem xét hiện trạng, đánh giá, nguyên nhân và đề xuất kiến nghị để đánh giá tính kinh tế, tính hiệu lực, tính hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực tài chính công nhằm duy trì các chức năng hoạt động của Nhà n−ớc pháp quyền XHCN.

- Bằng hoạt động của cả hệ thống tổ chức bộ máy nhà n−ớc, trong đó có KTNN, chúng ta sẽ tạo ra một môi tr−ờng trong sạch và ổn định cho sự phát triển nền kinh tế quốc dân, gốc rễ của sự ổn định và phát triển lành mạnh của nền tài chính công.

- KTNN mặc dù không có chức năng xử lý các sai phạm mà chỉ chuyển các kết luận, kiến nghị sang các cơ quan bảo vệ pháp luật để xem xét, xử lý theo quy định pháp luật. Do vậy, KTNN là cơ quan hoạt động chuyên môn, nhằm phát hiện các sai phạm trong các quan hệ tài chính công (quan hệ thu thuế, quan hệ cấp phát, quan hệ phân chia lợi ích kinh tế...). Điều này có tác dụng rất lớn đối với yêu cầu quản lý điều hành và sử dụng tài chính công đối với nhà n−ớc và đối với việc kiểm tra, giam sát các hoạt động của bộ máy quản lý của Nhà n−ớc.

Thực ra, tác dụng thật sự của hoạt động kiểm toán của KTNN xem xét trên nhiều góc độ, song dù diễn đạt theo cách nào thì cũng đều là phát triển các chức năng khách quan của KTNN. Các tác động đó là đa chiều và hữu cơ để đi đến đích cuối cùng là hiệu quả sử dụng nguồn lực công, góp phần thực thi các chức năng cuả Nhà n−ớc pháp quyền XHCN Việt Nam.

- Hoạt động của KTNN có tác dụng to lớn trong công cuộc cải cách nền hành chính. Ch−ơng trình cải cách hành chính nhà n−ớc là một chủ thể sử dụng nguồn tài chính công, và coi bản thân dự án cải cách tiêu chí là một đối t−ợng kiểm toán (Khi kiểm toán xem xét hiệu quả của dự án, xem việc việc chấp hành việc chi tiêu ngân sách, khi xem xét tác động của cải cách hành chính đối với quá trình lành mạnh hoá các quan hệ tài chính). Nh− vậy, KTNN

là cơ quan phải tự đổi mới, tự cải cách cho phù hợp với yêu cầu đổi mới hệ thống tổ chức hoàn chỉnh, lại vừa là chủ thể để kiểm toán quá trình cải cách hành chính. Tr−ờng hợp này, kết luận, kiến nghị KTNN sẽ có tác dụng lan toả trong toàn bộ hệ thống chính trị.

- KTNN t− vấn cho chính phủ và Quốc hội (qua các kiến nghị) điều chỉnh các quy phạm pháp luật trực tiếp liên quan đến tổ chức có sử dụng nguồn lực công. Điều đó giúp hoàn thiện các định chế h−ớng tới hiệu quả và chất l−ợng khi sử dụng NSNN và các nguồn lực công khác.

Một phần của tài liệu Phương thức và giải pháp tăng cường tính hiệu lực đối với các kiến nghị của kiểm toán.pdf (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)