Các kết quả kiểmtoán đạt đ−ợc trong những năm gần đây của Kiểm toán Nhà n−ớc

Một phần của tài liệu Phương thức và giải pháp tăng cường tính hiệu lực đối với các kiến nghị của kiểm toán.pdf (Trang 42 - 46)

- Thứ sáu: Vấn đề công khai kết quả kiểmtoán tạo ra những tác động vô

2.1.2. Các kết quả kiểmtoán đạt đ−ợc trong những năm gần đây của Kiểm toán Nhà n−ớc

Trong 10 năm hoạt động KTNN đã tiến hành hàng trăm cuộc kiểm toán với quy mô lớn nhỏ khác nhau, đáp ứng nhiệm vụ đ−ợc Chính phủ và Quốc hội giao, trong việc kiểm soát các hoạt động về điều hành, quản lí và sử dụng kinh phí NSNN cấp và quản lý các tài sản công.

Báo cáo tổng kết 10 năm hoạt động của KTNN cho thấy:

Trong 10 năm hoạt động KTNN đã kiến nghị tăng thu cho NSNN 9.956,1 tỷ đồng, trong đó: tăng thu về thuế và các khoản thu khác 4.837,4 tỷ đồng, giảm chi NSNN 1.373,1 tỷ đồng, ghi thu - ghi chi quản lý qua NSNN 3.745,6 tỷ đồng. Kết quả kiểm toán đạt đ−ợc trong những năm qua không chỉ là con số tăng thu, tiết kiệm chi hàng ngàn tỷ đồng, mà nó khẳng định vị thế của cơ quan KTNN là cơ quan quản lý các hoạt động tài chính công đ−ợc các tổ chức XH, công chúng và các tổ chức quốc tế biết đến. Hoạt động của cơ quan KTNN đã giúp các cơ quan, các tổ chức xã hội chấn chỉnh lại công tác quản lý Tài chính - Ngân sách tại đơn vị mình quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia một cách hữu hiệu đ−ợc thể hiện trên từng lĩnh vực kiểm toán nh− sau:

1. Đối với lĩnh vực kiểm toán NSNN

Về công tác lập và giao dự toán thu ngân sách

+ Lập dự toán thu NSNN tại một số tỉnh, thành phố còn mang nặng tính hình thức, ch−a xác định hết nguồn thu phát sinh trên địa bàn, cụ thể xây dựng và bảo vệ kế hoạch thu NSNN thấp hơn số thực hiện năm tr−ớc từ 15% - 35%, bên cạnh còn một số khoản thu không đ−a vào dự toán nh−: kết d− ngân sách

các năm tr−ớc chuyển sang, số thu các đơn vị sự nghiệp có thu và một số khoản phí và lệ phí... để đ−ợc giao dự toán thấp hơn kết quả thực để đ−ợc xác định là địa ph−ơng hoàn thành v−ợt dự toán thu NSNN đ−ợc giao.

+ Giao dự toán thu NSNN cho một số bộ ngành và địa ph−ơng thấp hơn số thực hiện của năm tr−ớc nên đã không khuyến khích các đơn vị tăng thu để từng b−ớc góp phần ổn định vào cân đối ngân sách.

+ Giao dự toán chi NSNN cho các đơn vị dự toán, không giao phần kinh phí tồn các năm tr−ớc chuyển sang, mà đặc biệt là nguồn kinh phí tồn của các đơn vị sự nghiệp có thu t−ơng đối lớn.

Chấp hành ngân sách

Việc quản lý và điều hành ngân sách còn nhiều sai sót không đúng với quy định của luật NSNN đó là: Vay vốn để đầu t− chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi đầu t− phát triển, nhiều khoản vay không đ−a vào cân đối ngân sách tỉnh, thành phố dẫn đến không có nguồn thanh toán trả gốc và trả lãi khi đến hạn.

Ngân sách Trung −ơng luôn luôn bội chi, trong khi đó thì ngân sách địa ph−ơng luôn đ−ợc trợ cấp từ ngân sách Trung −ơng nh−ng cuối năm vẫn còn kết d− lớn, điều này đã nói lên tính mất cân đối giữa ngân sách Trung −ơng và ngân sách địa ph−ơng. Cấp bổ sung vốn l−u động cho Doanh nghiệp không đúng quy định. Tình trạng nợ đọng thuế dây d−a qua nhiều năm của các doanh nghiệp Nhà n−ớc nhằm mục đích chiếm dụng nguồn thu của NSNN t−ơng đối phổ biến. Để ngoài ngân sách không đ−a vào cân đối NSNN một số khoản thu - chi sai chế độ, sai mục đích, chi v−ợt định mức quy định t−ơng đối lớn.

Kế toán và quyết toán NSNN

Vẫn còn nhiều đơn vị thực hiện quyết toán theo số cấp phát, quyết toán cả số tạm ứng không đúng quy định của luật NSNN, cụ thể: Số tạm ứng của các đề tài nghiên cứu khoa học t−ơng đối lớn ch−a đ−ợc nghiệm thu, nh−ng vẫn thực hiện quyết toán theo số tạm ứng. Các công trình XDCB kéo dài thời gian hoàn thành, nghiệm thu thanh toán chậm, công tác quản lý đầu t− XDCB còn nhiều vấn đề sai phạm và bất cập.

2. Đối với lĩnh vực kiểm toán Doanh nghiệp Nhà n−ớc

- Đánh giá đúng việc quản lý và chấp hành các nghĩa vụ kê khai và nộp thuế của các Doanh nghiệp Nhà n−ớc đối với NSNN.

- Đánh giá việc chấp hành chế độ quản lý kinh tế tài chính và tín dụng Ngân hàng của các Doanh nghiệp Nhà n−ớc đ−ợc kiểm toán còn nhiều tồn tại: Báo cáo tài chính lập không chính xác do các chỉ tiêu doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh đ−ợc tổng hợp theo ý muốn chủ quan của các DNNN nhằm mục đích trốn lậu thuế. Các cơ quan quản lý ch−a có biện pháp kịp thời để ngăn chặn tình trạng ẩn lậu thuế, trốn thuế, gây thất thu thuế cho NSNN.

- Về quản lý các khoản nợ phải thu - nợ phải trả còn nhiều lỏng lẻo, không chính xác, để dây d−a kéo dài nhiều năm, không đối chiếu xác nhận nợ theo quy định. Tổng hợp kết quả kiểm toán tại các DNNN xác định giảm các khoản nợ phải thu là 395,72tỷ đồng là do bù trừ giữa các khoản nợ phải thu xác định tăng 556, tỷ đồng và đồng thời xác định giảm nợ phải thu 951,72 tỷ đồng. Tổng hợp các khoản nợ phải trả kiểm toán xác định giảm 327,1tỷ đồng do bù trừ giữa các khoản nợ phải trả xác định tăng 4.099,2 tỷ đồng và đồng thời xác định giảm nợ phải trả 4.426,3 tỷ đồng.

- Phát hiện những sai sót đối với các DNNN đang thực hiện cổ phần hoá (từ khi thẩm định giá trị doanh nghiệp đến khi chính thức cổ phần hoá) một số các DNNN tìm cách hạch toán lỗ thông qua phân bổ khấu hao TSCĐ quá tỷ lệ quy định, phân bổ tăng chi phí từ các khoản chi phí trích trứơc, chi phí chờ phân bổ. Không xử lý các khoản nợ phải trả không có đối t−ợng, hạch toán doanh thu của niên độ kế toán này sang niên độ khác đã gây thiệt hại đến nguồn vốn cấp và thất thu cho NSNN, nh− vậy phản ánh không đúng thực trạng Tài chính doanh nghiệp khi cổ phần hoá.

3. Đối với lĩnh vực kiểm toán đầu t− XDCB và ch−ơng trình mục tiêu

Thông qua kết quả kiểm toán đã kiến nghị với chính phủ và các cấp quản lý về tình hình đầu t− XDCB còn dàn trải, còn phân tán thể hiện qua việc bố trí vốn đầu t−, Lập quy hoạch và chuẩn bị đầu t−, thực hiện đầu t− và quyết toán

vốn đầu t− XDCB có chung một thực trạng là: Phê duyệt kế hoạch vốn đầu t− nh−ng không xác định đ−ợc nguồn vốn đầu t−, thực hiện phân bổ vốn đầu t− tr−ớc khi có quyết định vốn đầu t−, việc bố trí vốn đầu t− dàn trải dẫn đến các công trình dở dang còn nhiều không phát huy đ−ợc hiệu quả vốn đầu t−.

Năm 2002 số công trình đầu t− còn dở dang chuyển tiếp băng 67,5% tổng số công trình trong năm. Công tác khảo sát, thăm dò địa chất ch−a đ−ợc coi trọng, tại một số công trình còn mang tính chiếu lệ nh−: Lập kế hoạch khảo sát không đúng với tình hình thực tế, dẫn đến khi thi công phải thay đổi thiết kế, thay đổi ph−ơng án thi công nhiều lần đặc biệt tại một số bộ cơ quan Trung −ơng, địa ph−ơng, công tác quản lý vốn đầu t− XDCB còn khá lỏng lẻo, nhiều công trình thiếu báo cáo khảo sát ban đầu, hoặc có khảo sát nh−ng không đúng quy định dẫn đến phải điều chỉnh khi thi công bổ sung nhiều lần. Tr−ờng hợp đặc biệt vẫn còn nhiều công trình vừa thiết kế, vừa thi công gây lãng phí về thời gian, tiền vốn của Nhà n−ớc, thậm chí có công trình thiết kế ngay trên khu đất đã đ−ợc quy hoạch, thi công ch−a xong đã phải phá đi gây lãng phí cho NSNN.

- Tình trạng chia nhỏ các gói thầu hoặc tìm lý do cấp thiết để chỉ định thầu vẫn diễn ra khá phổ biến, chủ yếu là các công trình do địa ph−ơng quản lý ,tình trạng vi phạm chính sách chế độ quản lý tài chính, quản lý đầu t− XDCB dẫn đến thất thoát vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, nhiều công trình.

- Cấp phát vốn đầu t− XDCB không tuân thủ chặt chẽ các quy định về quản lý đầu t− XDCB nh−: Cấp phát vốn cho các công trình không có Quyết định đầu t−, không có tổng dự toán đ−ợc duyệt, ch−a đủ điều kiện cấp phát vốn. Năm 2003 trên phạm vi cả n−ớc có 13.972 dự án đầu t− hoàn thành ch−a đ−ợc phê duyệt quyết toán vốn đầu t−, tổng số vốn đầu t− đã thanh toán 31.480 tỷ đồng, các sai sót trong quá trình đầu t− XDCB đã đ−ợc KTNN phát hiện kiến nghị với các ban quản lý dự án, các chủ đầu t−, các cơ quan quản lý chức năng của Nhà n−ớc, để hoàn thiện công tác quản lý, đảm bảo cho việc quản lý nguồn lực Tài chính quốc gia một cách hiệu quả hơn.

4. Đối với lĩnh vực kiểm toán an ninh quốc phòng

Trong các năm qua đã tiến hành kiểm toán toàn diện các đơn vị trọng yếu của khối An ninh, Quốc phòng, ngân sách Đảng, ngân sách ngoại giao, Dự trữ quốc gia. Tính đến hết năm 2003 đã kiểm toán đ−ợc 116 đầu mối trong đó có 417 đơn vị dự toán và 270 doanh nghiệp Quốc phòng và An ninh. Kết quả kiểm toán đã phát hiện tăng thu cho NSNN, ngân sách Quốc phòng, An ninh, ngân sách Đảng 200 tỷ đồng, thu hồi giảm chi cho NSNN hàng chục tỷ đồng.

Điều quan trọng ở đây là thông qua công tác kiểm toán đã đánh giá đúng kết quả điêù hành, quản lý và sử dụng ngân sách vào lĩnh vực An ninh, Quốc phòng, đánh giá tính năng động của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này, trong việc đầu t− đổi mới công nghệ cải tiến quản lý tiếp cận thị tr−ờng nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả SXKD cũng nh− thực hiện nghĩa vụ với NSNN.

Một phần của tài liệu Phương thức và giải pháp tăng cường tính hiệu lực đối với các kiến nghị của kiểm toán.pdf (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)