- Thứ Sáu: Công tác kiểm tra, giám sát các đơn vị có liên quan thực hiện
3.2.3. Các giải pháp tăng c−ờng hiệu lực kiến nghị của Kiểmtoán nhà n−ớc phải đ−ợc thực hiện trong sự đồng bộ với các giải pháp hoàn thiện hệ
n−ớc phải đ−ợc thực hiện trong sự đồng bộ với các giải pháp hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy, hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kiểm toán, quy trình kiểm toán, hoàn thiện các ph−ơng pháp kiểm toán và nâng cao chất l−ợng hoạt động kiểm toán
Để đảm bảo cho các kết luận và kiến nghị của KTNN có hiệu lực, ngoài việc tuân thủ các định chế pháp luật thì các kiến nghị đó phải đảm bảo sự trung thực, khách quan và có tính khả thi cao. Các yêu cầu về tính trung thực, khách quan và tính khả thi của các kết luận, kiến nghị của KTNN đ−ợc thiết lập từ chính bản thân hoạt động kiểm toán của KTNN. Để thực hiện nguyên tắc này, về phía cơ quan KTNN phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Hoàn thiện bộ máy tổ chức, tăng c−ờng số l−ợng và chất l−ợng đội ngũ kiểm toán viên Nhà n−ớc; đảm bảo tính th−ờng xuyên của hoạt động KTNN đồng thời phát triển các loại hình hoạt động kiểm toán (Kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động, kiểm toán điều tra, kiểm toán trách nhiệm kinh tế, vv...) trong một cuộc kiểm toán để đảm bảo những bằng chứng kiểm toán cần thiết cho các kết luận của KTNN mang tính toàn diện.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các Chuẩn mực, Quy trình và các ph−ơng pháp kiểm toán, phù hợp với các loại hình hoạt động kiểm toán và các định chế pháp luật nhằm đảm bảo sự duy trì và không ngừng nâng cao chất l−ợng hoạt động kiểm toán của KTNN.
- Xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm của KTNN (Quy chế hoạt động của Đoàn kiểm toán, Quy chế đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên Nhà n−ớc, vv...) phù hợp với các định chế pháp luật và tổ chức trển khai áp dụng thống nhất trong toàn ngành nhằm đảm bảo tính độc lập, khách quan và trung thực của hoạt động KTNN.
- Tăng c−ờng công tác kiểm tra, kiểm soát chất l−ợng hoạt động kiểm toán nh− một nhiệm vụ trọng tâm mang tính th−ờng xuyên của KTNN.