Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phương thức và giải pháp tăng cường tính hiệu lực đối với các kiến nghị của kiểm toán.pdf (Trang 120 - 122)

- Ph−ơng án thứ ha

3.3.8. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

KTNN hiện đang đứng tr−ớc một vấn đề hết sức nghiêm trọng, đó là thiếu lực về số l−ợng, yếu về chất l−ợng đội ngũ kiểm toán viên. Đội ngũ kiểm toán viên hiện tại chủ yếu đ−ợc tuyển dụng những ng−ời đã qua công tác kế toán, ch−a làm kiểm toán viên bao giờ. Trong khi đó công tác đào tạo còn nhiều bất cập. Do tình trạng thu nhập của KTNN thấp, nên KTNN không có khả năng thu hút đ−ợc đội ngũ các chuyên gia giỏi từ bên ngoài vào. Vì vậy yêu cầu phát triển đội ngũ cán bộ, KTV đảm bảo đủ về số l−ợng; hợp lý về cơ cấu; có kiến thức, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp t−ơng xứng với yêu cầu của nghề nghiệp kiểm toán và đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là rất bức xúc đói với cơ quan KTNN.

Chỉ có những Kiểm toán viên giỏi mới có khả năng thực hiện hết trách phận của; mới bảo đảm đ−ợc chất l−ợng của cuộc kiểm toán và từ đó mới đ−a

ra đ−ợc các kiến nghị kiểm toán có giá trị, đúng tầm cho quá trình, quản lý kinh tế, quản lý Nhà n−ớc.

Theo chiến l−ợc phát triển của KTNN đến năm 2010: để thực hiện đ−ợc các nhiệm vụ theo mục tiêu nói trên, đến năm 2005 biên chế của toàn ngành có khoảng 700 - 750 ng−ời, năm 2010 là 1.200 ng−ời, trong đó có khoảng 850 KTV, 150 trợ lý KTV và 200 ng−ời làm công tác tham m−u, quản lý và sự nghiệp; đ−ợc cơ cấu:

Mỗi vụ chức năng có từ 15 - 20 ng−ời; mỗi KTNN chuyên ngành có 50 - 60 ng−ời; mỗi KTNN khu vực có từ 70 - 80 ng−ời; Văn phòng KTNN có 50 - 60 ng−ời; Học viện Kiểm toán có 40 - 50 ng−ời; Trung tâm tin học, Trung tâm thông tin, l−u trữ có từ 15 - 20 ng−ời.

+ Chuẩn hoá tiêu chuẩn các ngạch bậc KTV; định kỳ kiểm tra, sát hạch, đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức, KTV để có kế hoạch đào tạo, bồi d−ỡng và sử dụng phù hợp. Khuyến khích KTV Nhà n−ớc tham dự các kỳ thi Quốc gia để đ−ợc cấp chứng chỉ KTV chuyên nghiệp (CPA) của Việt Nam. Có kế hoạch tuyển chọn và tập trung kinh phí để đào tạo trong và ngoài n−ớc một số KTV có trình độ cao, phấn đấu đến năm 2010 đội ngũ KTV có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, tinh thông về nghiệp vụ chuyên môn, thành thạo về tin học và ngoại ngữ, trong đó có đ−ợc một số chuyên gia đạt trình độ khá của khu vực và có khả năng hội nhập tích cực với KTNN các n−ớc trên Thế giới.

+ Tăng c−ờng năng lực cho Trung tâm Khoa học và bồi d−ỡng cán bộ, phấn đấu đến giai đoạn 2006 - 2010 nâng cấp Trung tâm Khoa học và Bồi d−ỡng cán bộ thành Học viện Kiểm toán, vừa thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học, vừa thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi d−ỡng cán bộ, công chức, KTV cho KTNN. Hoàn thiện các quy chế quản lý đào tạo, bồi d−ỡng; phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu và giảng viên kiêm chức trong và ngoài ngành; đổi mới ph−ơng pháp giảng dạy và ph−ơng pháp đánh giá chất l−ợng học viên; đến 2005 xây dựng hoàn chỉnh ch−ơng trình đào tạo, bồi d−ỡng theo các trình độ, ngạch bậc công chức, KTV; đến 2010 biên soạn và phát hành đồng bộ hệ thống giáo trình, tài liệu giảng dạy.

Công tác nghiên cứu khoa học và bồi d−ỡng đào tạo kiểm toán viên phải đi tr−ớc một b−ớc. Kết hợp với thực tiễn kiểm toán để nhanh chóng rút kinh nghiệm trong công tác đào tạo bồi d−ợng KTV. Chúng tôi cho rằng đây là giải pháp quan trọng nhất hiện nay. Trong điều kiện ch−a chuẩn mực hoá đ−ợc về nghiệp vụ kiểm toán, trình độ chuyên môn của các KTV ch−a đ−ợc xác định một cách đúng đắn thì nên chỉ tập trung thực hiện kiểm toán ở một số khâu quan trọng trong chu trình vận động tài chính công.

KTNN một khi có đủ số nhân viên cần thiết và có ch−ơng trình đào tạo thích hợp cho các KTV trong lĩnh vực kiểm toán thì KTNN sẽ có đủ khả năng để thực hiện đầy đủ các hình thức kiểm toán, nhất là đối với kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hiệu quả các hoạt động của Chính phủ, của các cơ quan và doanh nghiệp Nhà n−ớc. Để đảm đ−ơng đ−ợc các trách nhiệm này thì KTNN cần phải có một ch−ơng trình bồi d−ỡng phù hợp. Ban đầu, việc bồi d−ỡng này phải tập trung vào kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tính tuân thủ. Sau đó, kiểm toán hiệu quả phải đ−ợc chú trọng hơn. Tuy nhiên, để trở thành một kiểm toán viên kiểm toán giỏi thì việc đầu tiên là phải tạo đ−ợc khả năng kiểm toán báo cáo tài chính: Việc kiểm toán báo cáo tài chính phải dựa trên cơ sở các chuẩn mực kiểm toán quốc tế, tạo ra một bộ khung cần thiết của tính độc lập, một kỷ luật và năng lực để thực hiện kiểm toán.

Vấn đề phát triển nguồn nhân lực của KTNN trên cả hai ph−ơng diện số l−ợng và chất l−ợng là yêu cầu trực tiếp và cấp bách nhất hiện nay. Vấn đề này có liên quan đến quan điểm của Chính phủ, Quốc hội và tất cả các cơ quan, các ngành, các cấp chính quyền địa ph−ơng và bản thân cơ quan KTNN. Chúng tôi đã trình bày những giải pháp chính trong chiến l−ợc phát triển nguồn nhân lực của KTNN ở phần trên.

3.3.9. Giải pháp phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm toán của KTNN

Một phần của tài liệu Phương thức và giải pháp tăng cường tính hiệu lực đối với các kiến nghị của kiểm toán.pdf (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)