Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại Pháp

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao công tác kiểm soát chất lượng hoạt động KT.pdf (Trang 25)

1.4.1. Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài tại Pháp:

1.4.1.1. Lược sử kiểm soát chất lượng từ bên ngoài tại Pháp:

Hoạt động kiểm toán của Pháp chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các quy định của các cơ quan chức năng của Nhà nước. Hoạt động kiểm toán độc lập của Pháp hình thành từ sự ra đời của Luật Thương mại (1863) và Luật Công ty (1867), trong hai luật này đã đề cập đến thuật ngữ kiểm toán.

Sau đó, Luật Thương mại đã bổ sung nhiều yêu cầu liên quan đến việc hành nghề kiểm toán, ví dụ đề cập đến việc thành lập tổ chức nghề nghiệp kiểm toán và kiểm soát nghề nghiệp. Theo quy định của Luật Công ty, chỉ những người có tên trong danh sách chính thức của kiểm toán viên mới được thực hiện cuộc kiểm toán theo luật định. Kiểm toán viên có thể hành nghề dưới danh nghĩa cá nhân hay công ty. Tất cả kiểm toán viên hành nghề đều phải là thành viên của Liên đoàn quốc gia các chuyên viên kế toán (CNCC - Compagnie Nationale des Commissaires aux Comptes), CNCC đặt dưới sự quản lý của Bộ Tư pháp.

Chính vì vậy, hoạt động kiểm toán không chỉ chịu sự giám sát của từng công ty kiểm toán mà còn chịu sự giám sát bởi các cơ quan chức năng có liên quan.

1.4.1.2. Các cơ quan chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán:

1.4.1.2.1. Ủy ban tối cao của kiểm toán viên (Haut conseil du commissaire aux

comptes - H3C) :

Ủy ban tối cao của kiểm toán viên chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, Ủy ban này được thành lập là do yêu cầu của Luật thương mại. Luật này cũng nêu rõ ủy ban này vừa là một tổ chức nghề nghiệp vừa là một cơ

quan chức năng của Nhà nước.

Đây là ủy ban chịu sự lãnh đạo của Bộ tư pháp và Hội nghề nghiệp. Ủy ban này có chức năng sau: Giám sát hoạt động nghề nghiệp; giám sát việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và tính độc lập của kiểm toán viên; tổ chức các chương trình kiểm soát định kỳ về chất lượng hoạt động kiểm toán; xử lý kỷ luật kiểm toán viên (H3C có tư cách tương tự như một Tòa phúc thẩm vùng).

1.4.1.2.2. Ủy ban kiểm tra quốc gia về hoạt động kiểm toán (Le Comité đe

l’Examen National d’Activeté - CENA):

CENA là một ủy ban đặc biệt trực thuộc CNCC, chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán cùng với việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán đối với các công ty niêm yết.

Vào những năm cuối thế kỷ 20, việc xảy ra các vụ gian lận trên báo cáo tài chính tại Pháp và một số các quốc gia khác trên thế giới, đã làm giảm sút niềm tin của xã hội vào nghề nghiệp kiểm toán. Do vậy, để nâng cao chất lượng báo cáo tài chính được kiểm toán mà các công ty niêm yết cung cấp, Chủ tịch Ủy ban chứng khoán và Chủ tịch CNCC đã thỏa thuận để CENA phụ trách kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán đối với các công ty được niêm yết.

Việc kiểm soát của CENA thường thực hiện theo chương trình kết hợp với Ủy ban chứng khoán (COB - Commission des opérations de Bourse) đối với các công ty niêm yết. Sau mỗi đợt kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, CENA sẽ thông báo cho Ủy ban đạo đức nghề nghiệp về tính độc lập của kiểm toán viên (CDI –Comité đe déontologie đe l’indépendence) về các vấn đề cần phải xem xét.

1.4.1.2.3. Phương pháp kiểm soát:

Kiểm soát chất lượng ở Pháp thường được tiến hành theo mô hình có hai hệ thống kiểm soát được lập là: kiểm soát theo chiều ngang và kiểm soát theo chiều dọc.

- Kiểm soát theo chiều ngang là kiểm soát quy trình và đánh giá hệ thống xem công ty kiểm toán có các biện pháp đảm bảo công tác kiểm soát chất lượng, để thực hiện điều này cần phải soát xét các khía cạnh như: trách nhiệm của lãnh đạo

đối với chất lượng trong phạm vi công ty; cơ cấu của công ty kiểm toán; hệ thống kiểm soát chất lượng nội bộ; đạo đức nghề nghiệp; chấp nhận và duy trì hợp đồng; kỹ năng và năng lực chuyên; chương trình đào tạo; hồ sơ kiểm toán; vấn đề bảo hiểm trong hoạt động kiểm toán.

- Kiểm soát theo chiều dọc là việc kiểm soát và đánh giá hồ sơ kiểm toán xem kiểm toán viên tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp như thế nào và việc áp dụng đúng các chuẩn mực nghề nghiệp, bao gồm các nội dung sau: Tiêu chuẩn chung của hồ sơ; chấp nhận của khách hàng; các vấn đề riêng biệt khác; kinh nghiệm của các cán bộ chủ chốt; đánh giá rủi ro và lập chương trình kiểm toán; đánh giá và kiểm tra việc kiểm soát nội bộ; giải pháp cho các vấn đề mà kiểm toán viên phát hiện; nội dung của báo cáo tài chính và tính đầy đủ của báo cáo; thư giải trình của ban giám đốc; bằng chứng về quy trình kiểm soát nội bộ đã áp dụng cho kiểm toán.

Nội dung cơ bản của quy trình thực hiện các thủ tục kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán được thực hiện qua các giai đoạn: lập kế hoạch, kiểm soát kiểm toán viên và tổng hợp - kết luận.

Các thành viên tham gia đoàn kiểm tra phải do Hội đồng cấp cao chỉ định, các thành viên kiểm tra có thể bao gồm các cán bộ kiểm tra làm việc toàn thời gian và bán thời gian.

Tùy vào qui mô hoạt động của mỗi công ty kiểm toán mà chu kỳ kiểm soát chất lượng là khác nhau, thường thì nằm trong khoảng từ ba năm đến sáu năm. Công tác kiểm soát chất được thực hiện mang tính bắt buộc và có thu phí đối với mỗi cuộc kiểm tra.

1.4.2. Kiểm soát chất lượng từ bên trong tại Pháp:

Để đạt được mục tiêu kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, các công ty kiểm toán thường tập trung vào ba vấn đề sau: đánh giá khách hàng, kiểm soát hồ sơ và đánh giá sự hài lòng của khách hàng.

1.4.2.1. Đánh giá khách hàng:

cần đánh giá mức độc lập của công ty, khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng cũng như mức độ liêm khiết của ban lãnh đạo khách hàng.

Thủ tục đánh giá trong giai đoạn này thường được áp dụng là: thu thập thông tin về lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, hình thức sản xuất, công nghệ sản xuất, cách thức tổ chức bộ máy của khách hàng; phân tích báo cáo tài chính của năm trước liền kề và năm tài chính của khách hàng; thu thập thêm các thông tin về khách hàng thông qua: kiểm toán viên tiền nhiệm, luật sư, ngân hàng và các nhà cung cấp của khách hàng.

Trong trường hợp công ty nhận thấy không có đủ khả năng, năng lực cần thiết để thực hiện hợp đồng (như thiếu người, lĩnh vực hoạt động của khách hàng còn lạ lẫm, thiếu tính độc lập,…) thì cần thiết phải từ chối hợp đồng.

1.4.2.2. Kiểm soát chất lượng hồ sơ kiểm toán:

Là tiến hành kiểm soát việc sử dụng đúng các kỹ thuật kiểm toán, kiểm soát việc áp dụng đúng các thủ tục kiểm toán. Mục tiêu của kiểm soát hồ sơ là xem xét công tác kiểm toán đã thực hiện phù hợp với chuẩn mực kiểm toán quốc tế, quốc gia và của công ty; xác định những lĩnh vực cần được đào tạo hay hỗ trợ thêm; xác định những nhà quản lý, kiểm toán viên yếu kém; đào tạo những người sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng.

Các công ty kiểm toán thường lập ra bộ phận kiểm soát chất lượng để tiến hành kiểm soát chất lượng của công ty. Các nhân viên làm việc trong phòng này đòi hỏi phải độc lập, phải được Ban giám đốc bổ nhiệm, ít nhất phải có một người phụ trách là thành viên trong Ban giám đốc, những cộng sự cùng làm với người phụ trách ít nhất phải là kiểm toán viên chính.

Các thủ tục cần áp dụng khi kiểm tra hồ sơ: Chọn các hồ sơ kiểm toán; chọn người kiểm soát; kiểm tra phần hình thức của hồ sơ để đáp ứng cho mục tiêu chất lượng, thảo luận với các cộng sự trong nhóm về hồ sơ kiểm toán đó, kiểm tra mức độ tuân thủ các chính sách kiểm soát chất lượng mà công ty đã thiết kế.

Khi đã xem xét xong, bộ phận kiểm soát chất lượng cần theo dõi mức độ thực hiện các hành động cần cải tiến đã nêu lên trong kết luận ghi ở báo cáo kiểm

soát. Đồng thời ghi nhận lại những thông tin phản hồi của các nhóm kiểm toán để hoàn thiện hệ thống kiểm soát chất lượng hiện tại công ty đang áp dụng.

1.4.2.3. Đánh giá sự hài lòng của khách hàng:

Hoạt động sau cùng liên quan đến hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán là thu thập những thông tin phản hồi từ phía khách hàng để đánh giá sự hài lòng của họ đối với dịch vụ mà công ty đã cung cấp. Mở một cuộc điều tra về thái độ làm việc, cách cư xử của nhóm kiểm toán trong quá trình làm việc; các thời hạn về gửi thư, làm việc, gửi báo cáo kiểm toán,... có được các kiểm toán viên thực hiện đúng như trong kế hoạch đã cam kết đối với khách hàng không.

1.5. Bài học kinh nghiệm từ các mô hình kiểm soát chất lượng cho Việt Nam:

Thông qua khảo sát mô hình kiểm soát chất lượng của các quốc gia trên thế giới và chuẩn mực quốc tế, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

1.5.1. Việc tiến hành kiểm soát chất lượng là yêu cầu tất yếu khách quan:

Thực vậy, kiểm soát chất lượng là phương tiện để nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán. Bản chất của kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán là việc rà soát lại quá trình cung cấp các dịch vụ mà kiểm toán viên hoặc công ty kiểm toán đã thực hiện có phù hợp các qui định của luật pháp và chuẩn mực nghề nghiệp hay không và do vậy, nó là khâu không thể thiếu nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán.

1.5.2. Vai trò của kiểm soát chất lượng đối với sự phát triển, hoàn thiện của nghề nghiệp kiểm toán: nghề nghiệp kiểm toán:

Ngay từ khi ra đời cho đến những năm đầu thế kỷ 20, việc kiểm soát chất

lượng hoạt động kiểm toán chưa được quan tâm đúng mức. Những năm cuối thế kỷ

20, đầu thế kỷ 21, nhiều vụ gian lận về tài chính đã dẫn đến sự sụp đỗ của các tập đoàn lớn trong đó có lỗi rất lớn của các công ty kiểm toán thì chất lượng kiểm toán đã trở thành một nhân tố quan trọng quyết định sự tồn tại hay phá sản của một công ty kiểm toán.

tác kiểm soát chất lượng là một bộ phận không thể thiếu trong tổng thể dịch vụ kiểm toán. Nếu các chuẩn mực kiểm toán là những quy định và hướng dẫn về các nguyên tắc và thủ tục kiểm toán thì riêng các quy định của chuẩn mực kiểm soát chất lượng

hoạt động kiểm toán sẽ giúp nâng cao khả năng áp dụng các chuẩn mực này vào

thực tế .

Để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là sự phát triển của thị

trường tài chính, thị trường chứng khoán, chất lượng dịch vụ kiểm toán phải ngày

càng được nâng cao. Có thể nói, công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán

là một công cụ giúp tăng cường chất lượng các thông tin niêm yết trên thị trường chứng khoán, từ đó góp phần ổn định và phát triển thị trường chứng khoán. Ngược lại, nếu công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán không đáp ứng được với

sự phát triển của nền kinh tế và không đáp ứng được nhu cầu thông tin của công

chúng thì sẽ cản trở việc phát triển thị trường chứng khoán.

Hơn nữa nhờ có công tác kiểm soát chất lượng mà các nhà quản lý có thể nhận thấy những yếu kém trong quy trình kiểm toán để từ đó có thể nhanh chóng đưa ra những biện pháp giải quyết kịp thời, hạn chế được những hậu quả nghiêm trọng xảy ra, luôn kiện toàn lại bộ máy tổ chức nhằm cung cấp cho khách hàng một dịch vụ ngày càng tốt hơn. Qua đó, ta có thể thấy công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển thị trường và hoàn thiện nghề nghiệp kiểm toán.

1.5.3. Các cấp độ của hệ thống kiểm soát chất lượng:

Hoa Kỳ và Pháp là hai quốc gia có nền kinh tế thị trường lâu đời và phát triển. Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán đều bao gồm hai cấp độ cơ bản sau:

1.5.3.1. Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài:

Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài thường bao gồm:

- Kiểm soát hệ thống: là việc xem xét cách thức tổ chức của công ty kiểm toán, đánh giá tình hình tuân thủ các quy định của Nhà nước và Hội nghề nghiệp trong quá trình hoạt động và cung cấp dịch vụ của công ty kiểm toán, đồng thời chỉ ra được những điểm mạnh và những yếu kém trong các phương pháp và quy trình

kiểm toán của các công ty kiểm toán. Kiểm soát hệ thống được tiến hành dựa trên cơ sở các quy tắc và chuẩn mực nghề nghiệp, do đó các kiểm soát viên phải dựa vào các quy tắc và chuẩn mực nghề nghiệp để đánh giá xem phương pháp tổ chức của công ty kiểm toán có cho phép thực hiện được các nghiệp vụ của mình một cách hợp lý hay không.

- Kiểm soát kỹ thuật: là việc lựa chọn một số hồ sơ kiểm toán nhằm đánh giá việc tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp. Việc chọn hồ sơ kiểm toán được dựa trên cơ sở kết luận từ cuộc kiểm soát hệ thống, đặc biệt cần chú ý đến các điểm mạnh yếu mà kiểm tra hệ thống đã chỉ ra, cũng như các chương trình do công ty kiểm toán đảm nhận được tiến hành dựa trên các chuẩn mực và quy tắc hiện hành. Kiểm soát kỹ thuật được tiến hành dựa trên các quy tắc và chuẩn mực nghề nghiệp có hiệu lực tại thời điểm tiến hành các nghiệp vụ.

1.5.3.2. Kiểm soát chất lượng từ bên trong:

Để thực hiện công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán từ bên trong, các công ty kiểm toán thường thiết lập các chính sách và thủ tục kiểm soát tập trung vào:

- Đạo đức nghề nghiệp;

- Kỹ năng và trình độ của nhân viên kiểm toán;

- Tuân thủ một cách đầy đủ theo các chuẩn mực nghề nghiệp đã qui định.

Việc kiểm tra này thường được tiến hành bởi một nhân viên có trình độ cao hơn.

1.5.4. Vai trò của Hội nghề nghiệp, Nhà nước trong kiểm soát chất lượng:

Qua nghiên cứu kinh nghiệm kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của một số quốc gia trên thế giới cho thấy có hai mô hình chính đó là: mô hình tự kiểm soát và mô hình theo luật định. Mô hình tự kiểm soát là việc kiểm soát chất lượng được tiến hành bởi hội nghề nghiệp mà tiêu biểu là Hoa Kỳ và mô hình theo luật định là việc kiểm soát chất lượng được tiến hành dựa trên cơ sở sắc lệnh của Chính phủ tiêu biểu là Pháp. Tuy nhiên đến năm 2002, mô hình tự kiểm soát đã có những thay đổi nhất định thông qua sự can thiệp nhất định của Nhà nước. Như vậy có thể thấy, xu hướng hiện nay là Nhà nước ngày càng can thiệp sâu trong lĩnh vực kiểm

soát nhằm nâng cao chất lượng hoat động kiểm toán.

Ngoài ra, tại hai quốc gia khi tiến hành kiểm soát chất lượng đối với các công ty niêm yết, thường có sự kết hợp giữa hội nghề nghiệp và ủy ban chứng khoán. Ở Hoa Kỳ đó là Ủy ban giám sát hoạt động kiểm toán (PCAOB), ở Pháp đó là Ủy ban kiểm tra quốc gia về hoạt động kiểm toán (CENA). Như vậy khuynh

hướng chung để kiểm soát chất lượng cho các công ty niêm yết thường phải có sự

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao công tác kiểm soát chất lượng hoạt động KT.pdf (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)