Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao công tác kiểm soát chất lượng hoạt động KT.pdf (Trang 90 - 92)

Các tổ chức giáo dục là nơi cung cấp và đào tạo nguồn nhân lực chủ yếu cho hoạt động kiểm toán hiện nay ở nước ta, nên việc chú trọng nâng cao chất lượng trong công tác giảng dạy chuyên ngành kiểm toán sẽ góp phần không nhỏ trong công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán. Sau đây là một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kiểm toán thông qua công tác giáo dục:

Thứ nhất, song song với việc đào tạo kỹ năng, kỹ thuật chuyên môn, chú ý đào tạo một số kỹ năng cơ bản như: kỹ năng nhận thức và giao tiếp, kỹ năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề. Lấy mục tiêu đào tạo năng lực làm chính, chuyển dần mục tiêu đào tạo theo kiểu truyền đạt kiến thức sang đào tạo năng lực nhận thức, năng lực tư duy và phẩm chất nhân văn. Thứ hai, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế, luôn cập nhập những thông tin vào chương trình để đảm bảo tính tiên tiến, hiện đại, phù hợp với xu thế hội nhập và yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Các môn học thuộc khối chuyên ngành kế toán - kiểm toán cần được cải tiến và tăng đơn vị học phần lên so với hiện nay, giảm tải chương trình đối với những môn đại cương và cơ sở; nội dung cần được cập nhập thường xuyên nâng cao tính ứng dụng, gắn lý thuyết với thực tiễn hơn là mang nặng tính lý thuyết hàn lâm.

Thứ ba, đổi mới phương pháp dạy và học từ thụ động sang chủ động, theo hướng thay vì dạy “chữ” nên dạy phương pháp tiếp cận kiến thức, thay vì cách học “chữ” mang tính đối phó sang học cách tìm hiểu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.

Luôn tạo cho người học tâm lý chủ động tự nghiên cứu bài giảng trước khi lên lớp hơn là lên nghe giáo viên giảng bài, phần lớn thời gian lên lớp chủ yếu là giáo viên tạo môi trường để người học thảo luận, giáo viên chỉ nên đóng vai trò là người hướng dẫn, định hướng cho cuộc thảo luận đi đúng nội dung của môn học và hệ thống lại để đưa ra những kết luận cuối cùng.

Thứ tư, thực hiện mở rộng liên kết đào tạo giữa các tổ chức giáo dục trong và ngoài nước có đào tạo chuyên ngành kiểm toán nhằm tận dụng thế mạnh của mình để nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực kiểm toán mang chất lượng quốc tế. Tạo điều kiện thuận lợi cho người học có cơ hội tiếp xúc được các chương trình đào tạo có chất lượng cao của các tổ chức giáo dục nổi tiếng trên thế giới, bằng cấp đạt được có giá trị toàn cầu.

Thứ năm, cần xây dựng một kho tài liệu phong phú bao gồm nhiều đầu sách có giá trị của các học giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, đặc biệt là các loại sách viết về chuyên đề kế toán - kiểm toán. Khuyến khích các giảng viên, các nhà nghiên cứu không ngừng biên soạn và ban hành những tài liệu có chất lượng để đáp ứng với nhu cầu tìm hiểu kiến thức về chuyên ngành kế toán - kiểm toán của cộng đồng. Đồng thời phải tạo điều kiện thuận lợi để cho mọi người có nhu cầu tiếp cận được nguồn tài liệu một cách dễ dàng.

KT LUN

Có thể khẳng định rằng, trong thời gian qua hoạt động kiểm toán độc lập ở nước ta đã có những thành tựu đáng kể về các mặt: phạm vi, nội dung, chất lượng kiểm toán, ... Những kết quả này đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, xã hội và làm lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập cũng còn những tồn tại trên cả mặt lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý. Những tồn tại này nếu không được khắc phục sẽảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng kiểm toán độc lập.

Chính vì vậy, sau khi nghiên cứu, phân tích công tác kiểm soát chất

lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam, với việc làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản và thực trạng của công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn trong công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam. Tác giả hy vọng những biện pháp được đưa ra trong đề tài này sẽ góp thêm tiếng nói đối với sự tồn tại và phát triển một cách bền vững của ngành nghề kiểm toán độc lập tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao công tác kiểm soát chất lượng hoạt động KT.pdf (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)