Giải pháp đối với đối với các Công ty kiểm toán độc lập

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao công tác kiểm soát chất lượng hoạt động KT.pdf (Trang 73 - 76)

Phần thực trạng cho thấy, hoạt động kiểm soát chất lượng chưa được thực hiện một cách đầy đủ tại nhiều công ty kiểm toán. Vì vậy, để nâng cao công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, các công ty kiểm toán độc lập cần:

Thứ nhất, nâng cao trình độ và năng lực hành nghề của kiểm toán viên, thường xuyên cập nhập kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng làm việc và kiến thức ngoại ngữ. Để đạt được điều này, cần tập trung vào:

- Thiết lập một quy trình tuyển dụng nhân viên luôn hướng tới mục tiêu tìm nhân tài cho công ty, nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân viên;

- Không ngừng tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty;

- Xây dựng một chương trình đào tạo thiên về thực hành, rèn luyện kỹ năng làm việc hơn là chuyển tải những kiến thức mang tính lý thuyết văn bản pháp lý, để khi hoàn thành khóa đào tạo nhân viên có thể độc lập trong công việc;

- Các khóa đào tạo cần được chia thành các cấp bậc phù hợp với trình độ và nhu cầu đào tạo của nhân viên, đặc biệt chú ý đến rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên;

- Luôn khuyến khích và khích lệ tinh thần ham học hỏi lẫn nhau giữa các nhân viên;

- Bộ phận đào tạo của công ty phải tích cực trong công tác nghiên cứu các chuẩn mực nghề nghiệp, tham khảo các tài liệu trong và ngoài nước để truyền đạt lại cho nhân viên;

- Thường xuyên tổ chức các cuộc thảo luận giữa các nhóm kiểm toán nhằm phát hiện ra những bất cập, vướng mắc trong quá trình làm việc từ đó đề xuất những hướng giải quyết, khắc phục các chương trình làm việc;

- Tài trợ toàn phần hoặc một phần cho những nhân viên có nhu cầu đào tạo ở các mức độ cao như tham gia các lớp học lấy chứng chỉ kiểm toán viên quốc tế, học cao học hoặc các công trình nguyên cứu sinh.

Thứ hai, các công ty cần đề ra cho mình một quy chế thi đua - khen thưởng cụ thể, tạo động lực để thúc đẩy nhân viên thi đua trong quá trình làm việc và học tập. Để đạt được điều này, cần tập trung vào:

- Tiến hành xử phạt nghiêm minh đối với những nhân viên không tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp, làm mất uy tín công ty, lợi dụng cương vị của mình nhằm thu về lợi ích không chính đáng cho cá nhân;

- Luôn xem xét về tính tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của các nhân viên; việc theo dõi, kiểm soát sự tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp phải bao gồm kiểm soát tính độc lập, chính trực, khách quan, năng

lực chuyên môn, tính thận trọng, bí mật và tư cách nghề nghiệp;

- Các công ty kiểm toán có thể yêu cầu nhân viên của mình nộp bản giải trình về tính độc lập đối với khách hàng;

- Hàng năm tổ chức các cuộc kiểm soát, đánh giá lại trình độ cũng như năng lực của các nhân viên, số điểm đánh giá trong các đợt kiểm soát là căn cứ để xếp hạng nhân viên trong công ty;

- Tổ chức khen thưởng cho các nhân viên đạt thành tích cao trong học tập và nghiên cứu;

Thứ ba, thiết lập quy trình thăng tiến, ứng cử vào các chức danh cụ thể trong công ty. Đây là cách thức hiệu quả để tạo động lực cho các nhân viên không ngừng nâng cao khả năng chuyên môn và phấn đấu hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Để đạt được điều này, cần tập trung vào:

- Tạo dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh để các nhân viên phấn đấu, tránh những xung đột và đấu tranh diễn ra giữa các nhân viên;

- Đề ra các tiêu chuẩn cụ thể cho từng cấp bậc, từng chức danh;

- Đưa ra một lộ trình nhất định để các nhân viên căn cứ vào đó để có kế hoạch phấn đấu một cách khoa học.

Thứ tư, xây dựng một nền văn hóa nội bộ hướng đến chất lượng, luôn xem mục tiêu chất lượng là vấn đề sống còn của công ty. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trong quá trình tồn tại và phát triển.

Thứ năm, cần có chính sách lương bổng phù hợp với chất lượng, cường độ làm việc và trách nhiệm của kiểm toán viên. Điều này hạn chế được hiện tượng chảy máu chất xám từ các công ty có qui mô nhỏ sang công ty có qui mô lớn và từ các công ty trong nước sang các công ty nước ngoài như hiện nay.

Thứ sáu, luôn tạo lập và duy trì mối quan hệ tốt với các công ty và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, không ngừng học hỏi trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, tiến tới xây dựng một nét văn hóa riêng cho ngành nghề kiểm toán Việt Nam. Thứ bảy, xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng trên toàn công ty (việc

kiểm soát chất lượng ít nhất phải trãi qua 3 cấp), nỗ lực và phấn đấu hoàn thiện cơ cấu tổ chức, công tác quản lý, nâng cao trình độ nhân viên để trở thành thành viên của các hãng kiểm toán lớn có uy tín trên quốc tế, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận những kiến thức và kỹ năng làm việc ngang tầm với chất lượng quốc tế.

Thứ tám, chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ kiểm toán khác như xác định giá trị doanh nghiệp, tư vấn đầu tư, tư vấn pháp lý, tư vấn thiết lập hệ thống thông tin nội bộ,... Đây là chiến lược phát triển lâu dài đối với các công ty kiểm toán đó là cung cấp các dịch vụ đa tiện ích, cao cấp chứ không phải chỉ đơn thuần là cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính như hiện nay.

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao công tác kiểm soát chất lượng hoạt động KT.pdf (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)