Tình hình vận dụng chế độ kế toán tại CTCP đầu tư và xây dựng bưu điện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng bưu điện (Trang 37 - 40)

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN (CTCP) ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG BƯU ĐIỆN

5. Tình hình vận dụng chế độ kế toán tại CTCP đầu tư và xây dựng bưu điện

bưu điện

5.1. Quy định chung

Niên độ kế toán: Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 dương lịch hàng năm.

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán và nguyên tắc chuyển đổi các đồng tiền khác: Công ty sử dụng đồng Việt Nam, và theo tỷ giá của Ngân hàng Ngoại thương.

Hình thức sổ kế toán áp dụng: Hình thức chứng từ ghi sổ.

Phương pháp kế toán tài sản cố định:

- Nguyên tắc xác định nguyên giá:

TSCĐ mua mới = Giá mua + chi phí mua + chi phí khác.

Trường hợp TSCĐ nhập khẩu: TSCĐ mua mới = Giá mua + Thuế + chi phí mua + Chi phí khác.

- Phương pháp khấu hao TSCĐ:

Công ty trích khấu hao cơ bản theo tỷ lệ khấu hao quy định tại quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính.

Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: theo nguyên tắc giá thực tế chi phí. - Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kì: theo phương pháp giá bình quân liên hoàn.

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp Kê khai thường xuyên.

5.2. Hệ thống chứng từ

Công ty áp dụng hệ thống chứng từ được ban hành theo Quyết định số 1141- TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Danh mục chứng từ kế toán bao gồm:

- Tiền mặt: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, biên lai thu tiền, bảng kiểm kê quỹ.

- Hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, thẻ kho, biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa, phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ.

- Lao động tiền lương: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, bảng thanh toán tiền thưởng, phiếu xác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành, phiếu báo làm thêm giờ.

- Tài sản cố định: Biên bản giao nhận TSCĐ, thẻ TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản đánh giá lại.

- Bán hàng: Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng.

- Sản xuất: Phiếu theo dõi xe máy thi công.

5.3. Hệ thống tài khoản kế toán

Trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán thống nhất được ban hành theo quyết định sô 1141- TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính và một số văn bản mới ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung hệ thống tài khoản, Công ty sử dụng một hệ thống tài khoản cần thiết cho một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh, đồng thời Công ty đã chi tiết tài khoản để đảm bảo chi tiết từng đối tượng cung cấp thông tin một cách chính xác, thuận tiện.

5.4. Tổ chức sổ kế toán

a. Hệ thống sổ sách

Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ nên Công ty sử dụng những loại sổ sách sau:

+ Chứng từ ghi sổ

Chứng từ ghi sổ được lập để bảo quản chứng từ kế toán, định khoản kế toán và làm căn cứ để ghi vào sổ cái.

Chứng từ ghi sổ đối với các nghiệp vụ thường xuyên phát sinh thì được ghi sổ chứng từ ghi sổ hàng tháng, với những nghiệp vụ phát sinh không thường xuyên thì được hạch toán cả quý một lần.

Sau khi được lập, Chứng từ ghi sổ được tập hợp, theo dõi trên Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ.

+ Sổ chi tiết

Công ty và các xí nghiệp sử dụng các sổ chi tiết theo như chế độ kế toán ban hành. Sổ chi tiết tại các xí nghiệp bao gồm 2 loại: Sổ chi tiết theo dõi các tài khoản hạch toán chung cho các công trình và sổ chi tiết theo dõi riêng cho từng công trình. Tại Công ty, sổ chi tiết cũng được áp dụng theo hình thức này, tuy nhiên ở Công ty sổ chi tiết được theo dõi riêng theo từng xí nghiệp, phòng ban trực thuộc...

+ Sổ cái

Công ty sử dụng hế thống sổ cái các tài khoản như theo quy định của Bộ tài chính. Tại phòng kế toán của Công ty có sử dụng sổ cái TK 641, TK 642; các xí nghiệp và các phòng ban trực thuộc không hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp.

b. Trình tự ghi sổ

Công ty áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ (CTGS) nên các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh ở chứng từ gốc được phân loại theo các chứng từ cùng nội dung, tính chất để lập CTGS trước khi vào sổ kế toán tổng hợp. Trình tự ghi sổ kế toán ở Công ty được thực hiện theo như sơ đồ dưới đây (sơ đồ 14):

Sơ đồ 14: Trình tự ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ tại Công ty

Chứng từ kế toán

Bảng kê chứng từ

Chứng từ ghi sổ Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ

Bảng cân đối số phát sinh Sổ cái Thẻ, sổ chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết

Ghi chú Ghi hàng ngày Ghi cuối kì Đối chiếu

5.5. Hệ thống báo cáo kế toán

Hiện nay Công ty áp dụng hệ thống báo cáo theo quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 20/10/2000 của Bộ tài chính.

Cuối mỗi niên khoá, Công ty lập các Báo cáo tài chính: +Bảng cân đối kế toán vào ngày 31/12

+Báo cáo kết quả kinh doanh +Báo cáo lưu chuyển tiền tệ +Thuyết minh Báo cáo tài chính.

Các báo cáo này phải được gửi tới Ban kiểm soát và Hội đồng quản trị của Công ty chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày hoàn thành.

Sau Đại hội đồng cổ đông, các Báo cáo tài chính trên cùng với báo cáo của Ban kiểm soát, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông phải được lưu trữ tại văn phòng Công ty trong 5 năm để các cổ đông xem xét khi cần thiết.

5.6. Phần mềm kế toán áp dụng tại Công ty:

Hiện nay Công ty đang áp dụng phần mềm kế toán riêng do Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam đưa vào sử dụng, đã được cải tạo so với một số phần mềm thông dụng nhằm đảm bảo phù hợp với đặc thù tổ chức kế toán tại Công ty. Phần mềm kế toán mà Công ty đang sử dụng có nhiều ưu điểm, tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong công tác kế toán cũng như công tác quản lí.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng bưu điện (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w