Tổ chức hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng:

Một phần của tài liệu Thực trạng huy động vốn tại nhnn & ptnt đan phượng (Trang 28 - 32)

III. HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG

2. Tổ chức hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng:

2.1 Về nguồn vốn

Trong những năm qua hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Đan Phượng đã có những bước tăng trưởng khá mạnh với kết quả nổi bật. Chi nhánh đã đưa ra những giải pháp tối ưu nhằm thúc đẩy mạnh hoạt động tín dụng,đi đôi với tăng dư nợ, Ngân hàng không ngừng tập trung vào việc củng cố và nâng cao chất lượng huy động vốn .

Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2009 là: 505.484trđ tăng 145.819 trđ, tốc độ tăng trưởng đạt 40,5%, so với kế hoạch đạt 105%, bình quân 1 cán bộ có số dư nguồn là 14.867trđ, tăng 3.268trđ so với năm 2008.

* Phân theo thời gian:

Bảng số kết quả huy động vốn của 3 năm : 2007 - 2009

Đơn vị: triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng nguồn vốn tự huy động 295.759 359.665 505.484

Tiết kiệm không kỳ hạn 37.670 61.292 136.684

Nguồn vốn nội tệ kỳ hạn dưới

12 tháng 37.853 24.219 111.670

Nguồn vốn nội tệ kỳ hạn trên

12 tháng 152.546 194.089 200.913

Nguồn vốn quy đổi ngoại tệ 67.690 80.065 56.217

Kết quả trên cho thấy sự thành công của công tác huy động nguồn vốn, phản ánh tầm vóc, quy mô và uy tín của Ngân hàng, minh chứng của những giải pháp đúng, đồng bộ, kiên trì chuyển hướng kinh doanh sang cơ chế thị trường. Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác huy động vốn, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống.

Năm 2008, tổng nguồn vốn đạt 359.665 tăng 63.906 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng đạt 21,6%, đạt 100% kế hoạch.

Năm 2009, tổng nguồn vốn đạt 505.484 triệu, tăng 145.819 triệu so với năm 2008, tốc độ tăng trưởng đạt 40,54%, đạt 104,7% kế hoạch. Bình quân số dư nguồn vốn của 1 cán bộ cũng tăng lên qua các năm.

Không chỉ có vậy mà nguồn vốn được huy động cũng tạo được lợi thế khá nhiều cho Chi nhánh khi cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn, đó là nguồn vốn không kỳ hạn thì chiếm tỷ lệ cũng khá cao và ngay bậc dưới đó là nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng. Không chỉ có vậy do, tận dụng nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài trên địa phương cũng khá nhiều nên việc nhận và chuyển ngoại tệ cũng là một kênh phát triển vốn khá tốt và lại an toàn, cụ thể là:

- Nguồn vốn nội tệ không kỳ hạn: 136.684trđ, chiếm tỷ lệ 27,04% trong tổng nguồn vốn.

- Nguồn vốn nội tệ có kỳ hạn dưới 12 tháng: 111.670trđ, chiếm tỷ lệ 22,09% trong tổng nguồn vốn.

- Nguồn vốn nội tệ có kỳ hạn trên 12 tháng: 200.913trđ, chiếm tỷ lệ 39,75% trong tổng nguồn vốn.

- Nguồn vốn ngoại tệ quy đổi: 56.217trđ, chiếm 11,12% trong tổng nguồn vốn.

* Phân theo thành phần kinh tế:

- Tiền gửi dân cư: 330.569trđ tăng so với đầu năm là 56.397trđ, chiếm tỷ lệ 65,4% trong tổng nguồn vốn.

- Tiền gửi qua các đơn vị tổ chức kinh tế: 97.374trđ, tăng so với đầu năm 34.625trđ, chiếm tỷ lệ 19,24% trong tổng nguồn vốn.

Tiền gửi khác: 77.541trđ, tăng so với đầu năm 54.797trđ chiếm tỷ lệ 15,3% trong tổng nguồn vốn.

* Cơ cấu theo khu vực:

- Khu vực trung tâm: 388.512trđ tăng 144.021trđ so với năm 2008, tốc độ tăng trưởng 58,9%.

- Phòng giao dịch Thọ An: 23.895trđ tăng 9.570trđ so với năm 2008, tốc độ tăng trưởng 66,8%.

- Phòng giao dịch Tân Hội: 93.077trđ giảm 7.772trđ so với năm 2008. Nguồn vốn luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, do vậy ngay từ đầu năm công tác huy động vốn đã được toàn thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong NHNo& PTNT huyện Đan Phượng hết sức quan tâm và chú trọng. Từ cán bộ lãnh đạo đến cán bộ công nhân viên đều hiểu rõ vai trò quan trọng của nguồn vốn, sẽ rất khó khăn nếu không đủ nguồn vốn để cho vay. Đặc biệt trong lúc tình hình chung thị trường vốn có phần khan hiếm thì

đây chính là cơ hội để NH thu hút thêm nhiều khách hàng mới từ đó làm tăng nguồn vốn của NH. Chính vì vậy mà NH thực hiện đa dạng hoá sản phẩm huy động vốn, tạo sự hấp dẫn thu hút khách hàng đến gửi tiền. Thường xuyên quảng cáo các sản phẩm mới trên các phương tiện thông tin đại chúng … Thực hiện văn hoá trong kinh doanh và đặc biệt trong các đợt đền giải phóng mặt bằng tại các cụm điểm công nghiệp, khu đô thị, và các công trình giao thông trong huyện thì các cán bộ NH đã nắm vững danh sách các hộ có ruộng đất được nhận tiền đền bù từ đó đến tận gia đình vận động và khi thực hiện đền bù đã tổ chức các bàn tiết kiệm lưu động huy động vốn tại chỗ điều này đã góp phần đáng kể trong việc tăng trưởng nguồn vốn.

*Quy định về cấu trúc các mã hóa tài khoản của ngân hàng

Hệ thống tài khoản kế toán của NHNo&PTNT Việt Nam được ban hành theo quyết định số 1161/NHNo–TCKT ngày 03/8/2004 của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. Tại NHNo&PTNT huyện Đan Phượng sử dụng hệ thống tài khoản đã được Tổng Giám đốc NHNN ban hành theo quyết định trên. Trong đó tài khoản cấp 5 được ký hiệu bằng 6 chữ số là số hiệu của tài khoản cấp 2, số thứ 4 là số thứ tự của tài khoản cấp 3 trong tài khoản cấp 2. Ký hiệu từ 1 đến 9, hai số thứ 5 và thứ 6 bắt đầu từ 01 đến 99 (chữ số cuối cùng phải khác 0) là số thứ tự của tài khoản cấp 5. Tài khoản phân tích được dùng để theo dõi phản ánh chi tiết các đối tượng hạch toán của tài khoản tổng hợp. Số thứ tự tài khoản được ghi ở bên phải của tài khoản tổng hợp và ký hiệu tiền tệ. Giữa tài khoản tổng hợp và tài khoản phân tích, ký hiệu tiền tệ được ghi thêm dấu (.) ở giữa để phân biệt đâu là tài khoản tổng hợp, đâu là tài khoản phân tích.

Ví dụ:Tài khoản 211102.03125

Tài khoản 101101.01 tài khoản tiền mặt.

* Đăng ký mã khách hàng:

Việc tạo mã khách hàng giúp Ngân hàng quản lý khách hàng một cách tốt nhất và mang lại hiệu quả cao trong việc kinh doanh của Ngân hàng.

Cách tạo:

Vào menu CIF chọn thông tin khách hàng - Đăng ký khách hàng Sau đó chọn mới và nhập các thông tin:

+ Tên

+ CMTND, ngày cấp, nơi cấp + Loại thuế

+Giới tính

+ Địa chỉ, số điện thoại Nhấn chấp nhận.

2.2 Tổ chức hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng đan phượng:

Một phần của tài liệu Thực trạng huy động vốn tại nhnn & ptnt đan phượng (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w