Các quy định đối với mối quan hệ giữa công ty chứng khoán và khách hàng

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động của các công ty chứng khoán trong mối quan hệ giao dịch.pdf (Trang 56 - 61)

1 Nguyên tắc ng−ời mua phải chịu trách nhiệm về hàng đã nhận

2.1.2.3. Các quy định đối với mối quan hệ giữa công ty chứng khoán và khách hàng

và khách hàng

Về giao dịch của khách hàng tại công ty chứng khoán:

Để thực hiện việc giao dịch mua bán chứng khoán, các thành viên tham gia TTCK, trong đó có công ty chứng khoán và các nhà đầu t− phải tuân thủ các đặc điểm và cơ chế giao dịch do UBCKNN quy định.

Đặc điểm và cơ chế giao dịch đ−ợc quy định tại phần III, Thông t− 58/2004/TT-BTC ngày 17/6/2004 h−ớng dẫn về Thành viên và Giao dịch chứng khoán.

Quy trình giao dịch chứng khoán: gồm 5 b−ớc

B−ớc 1: Nhà đầu t− đến mở tài khoản và đặt lệnh mua hay bán chứng khoán tại một công ty chứng khoán. Đối với nhà đầu t−, khi mở tài khoản phải đảm bảo yêu cầu về ký quỹ. Công ty chứng khoán phải ký hợp đồng bằng văn bản với khách hàng về các hoạt động dịch vụ mà công ty chứng khoán nhận thực hiện.

B−ớc 2: Công ty chứng khoán chuyển lệnh đó đến cho đại diện của công ty tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán để nhập vào hệ thống giao dịch của Trung tâm.

B−ớc 3: Trung tâm giao dịch chứng khoán thực hiện ghép lệnh và thông báo kết quả giao dịch cho công ty chứng khoán.

B−ớc 4: Công ty chứng khoán thông báo kết quả giao dịch cho nhà đầu t−.

B−ớc 5: Nhà đầu t− nhận đ−ợc chứng khoán hoặc tiền trên tài khoản của mình tại công ty chứng khoán sau 3 ngày làm việc kể từ ngày mua bán chứng

khoán nếu quy định về thời gian thực hiện thanh toán bù trừ chứng khoán là T+3.

Ph−ơng thức giao dịch: Theo 2 ph−ơng thức:

- Ph−ơng thức khớp lệnh: là ph−ơng thức giao dịch đ−ợc hệ thống giao dịch thực hiện trên cơ sở các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán của khách hàng theo nguyên tắc xác định giá theo quy định.

- Ph−ơng thức thoả thuận: là ph−ơng thức giao dịch trong đó các thành viên tự thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch.

Về tách biệt giữa tài sản của khách hàng với tài sản của công ty chứng khoán:

Việc tách biệt giữa giữa công ty chứng khoán và khách hàng đ−ợc quy định rất rõ tại Điều 70, Nghị định 144: Quản lý tách biệt tài sản, tiền và chứng khoán của công ty với tài sản, tiền và chứng khoán của khách hàng, sử dụng tiền gửi trên tài khoản của khách hàng theo đúng hợp đồng với khách hàng, tách biệt tài sản, tiền và chứng khoán của từng khách hàng.

Công ty chứng khoán phải tách biệt hoạt động tự doanh với hoạt động môi giới, quản lý danh mục đầu t− và bảo lãnh phát hành, tách biệt hoạt động kinh doanh của chủ sở hữu công ty với các hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán.

Các quy định về tách biệt này hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động của công ty chứng khoán, công ty chứng khoán không lợi dụng ví trí và chức năng hoạt động của mình gây ảnh h−ởng đến tài sản và lợi ích của khách hàng.

Về quyền u tiên đối với giao dịch của khách hàng:

Công ty chứng khoán phải −u tiên thực hiện lệnh của khách hàng tr−ớc lệnh của công ty chứng khoán.

Các hành vi bị cấm đối với các thành viên tham gia TTCK, trong đó có công ty chứng khoán đ−ợc quy định tại Ch−ơng XI, Nghị định 144. Các hành vi này bao gồm:

- Giao dịch nội gián: Các cá nhân làm việc trong các tổ chức trung gian trên TTCK (trong đó có các công ty chứng khoán) khi thực hiện một trong các hành vi sau đây đ−ợc coi là có hành vi giao dịch nội gián:

+ Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc bên thứ ba.

+ Tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc t− vấn cho bên thứ ba mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.

Thông tin nội bộ là thông tin có ảnh h−ởng lớn đến giá chứng khoán trên thị tr−ờng, ch−a công bố hoặc không đ−ợc công bố ra công chúng.

- Lũng đoạn thị tr−ờng: Các công ty chứng khoán, nhân viên công ty chứng khoán không đ−ợc trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào các hoạt động sau:

+ Giao dịch chứng khoán mà không thay đổi quyền sở hữu chứng khoán. + Thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo cung, cầu giả tạo.

+ Tham gia hoặc lôi kéo ng−ời khác liên tục mua, bán thao túng giá chứng khoán.

+ Thông tin sai sự thật: Tạo dựng, truyền bá thông tin sai sự thật, gây ảnh h−ởng nghiêm trọng tới các hoạt động giao dịch chứng khoán.

- Bán khống: Bán chứng khoán mà không sở hữu chứng khoán vào thời điểm giao dịch.

- Hoạt động tín dụng và cho vay chứng khoán: Công ty chứng khoán không đ−ợc hoạt động tín dụng và cho vay chứng khoán.

- Làm thiệt hại lợi ích của các nhà đầu t−: Các hành vi sau đây đ−ợc coi là làm thiệt hại lợi ích của các nhà đầu t−:

+ Không cung cấp xác nhận giao dịch theo quy định.

+ Tự ý mua, bán chứng khoán trên tài khoản của khách hàng hoặc m−ợn danh nghĩa khách hàng để mua, bán chứng khoán.

- Pháp nhân lấy danh nghĩa cá nhân mở tài khoản mua, bán chứng khoán cũng bị coi là hành vi vi phạm.

Về xử phạt vi phạm:

Việc xử phạt vi phạm hiện đ−ợc quy định cụ thể tại Nghị định số 161/2004/NĐ-CP ngày 7/9/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK. Tuỳ theo nội dung và mức độ vi phạm có biện pháp và mức xử phạt khác nhau. Tuy nhiên, việc xem xét xử lý vi phạm theo Nghị định này chỉ trên giác độ hành chính là phạt cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu các khoản thu, t−ớc quyền sử dụng giấy phép hoạt động và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. Mức phạt tiền tối đa 70 triệu là còn thấp so với những thiệt hại và tổn thất gây ra cho các nhà đầu t− và các đối t−ợng tham gia thị tr−ờng, nhất là khi quy mô thị tr−ờng tăng lên, giá trị giao dịch lớn.

Về thanh tra, giám sát các công ty chứng khoán:

Thực hiện tốt công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các công ty chứng khoán là một trong những vấn đề quan trọng nhằm đảm bảo mối quan hệ minh bạch, công khai và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Hiện tại, có một căn cứ pháp lý làm cơ sở cho công tác thanh tra, giám sát đối với hoạt động của công ty chứng khoán, đó là:

- Phân định trách nhiệm giữa Trung tâm Giao dịch chứng khoán (Phòng Giám sát giao dịch) và UBCKNN (Thanh tra): quy định tại Quyết định số 259/QĐ-UBCK ngày 27/9/2004 của Chủ tịch UBCKNN về việc ban hành Quy trình và phân định trách nhiệm giữa Trung tâm Giao dịch chứng khoán với các đơn vị chức năng của UBCKNN trong việc giám sát TTCK. Cụ thể nh− sau:

+ TTGDCK: có trách nhiệm tổ chức thực hiện giám sát các hoạt động giao dịch trên thị tr−ờng để kịp thời phát hiện “giao dich nghi vấn” có dấu hiệu vi phạm giao dịch nội gián, thao túng thị tr−ờng hoặc vi phạm công bố thông tin; Tổ chức thu thập các chứng cứ có liên quan báo cáo UBCKNN.

+ UBCKNN: có trách nhiệm điều tra, kết luận các dấu hiệu giao dịch có vi phạm trên thị tr−ờng; áp dụng các biện pháp c−ỡng chế theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo hoạt động giao dịch trên thị tr−ờng theo đúng chế độ quy định, bảo vệ các nhà đầu t−.

- Quy trình và kỹ thuật thanh tra công ty chứng khoán:đ−ợc quy định rõ tại Quyết định số 258/QĐ-UBCK ngày 27/9/2004 của Chủ tịch UBCKNN về việc ban hành Quy định về quy trình và kỹ thuật thanh tra công ty chứng khoán.

- Hệ thống chỉ tiêu giám sát tài chính: quy định tại Quyết định số 92/2004/QĐ-BTC ngày 30/11/2004 của Bộ tr−ởng Bộ Tài chính.

Hệ thống chỉ tiêu này này là công cụ hỗ trợ Uỷ ban Chứng khoán Nhà n−ớc theo dõi, kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh và việc chấp hành các chính sách pháp luật nhà n−ớc của các công ty chứng khoán nhằm giám sát hoạt động của các công ty chứng khoán để nắm bắt kịp thời thực trạng, hiệu quả hoạt động, phát hiện sớm những tr−ờng hợp có nguy cơ gây ảnh h−ởng đến tình hình giao dịch chứng khoán và rủi ro của các nhà đầu t− trên thị tr−ờng chứng khoán. Ngoài ra, việc xem xét hệ thống chỉ tiêu giám sát tài chính này giúp đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán và có biện pháp xử lý kịp thời đối với công ty hoạt động yếu kém.

Hệ thống chỉ tiêu giám sát công ty chứng khoán bao gồm:

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá về hoạt động chung: tỷ lệ thay đổi nguồn vốn, tỷ lệ trích sự phòng giảm giá chứng khoán, tỷ lệ thay đổi doanh thu, tỷ lệ chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán trên doanh thu thuần.

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá về lợi nhuận: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ thu nhập từ đầu t− tự doanh trên tài sản đầu t− tự doanh.

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá tính thanh khoản: tỷ lệ công nợ trên tài sản có tính thanh khoản, tỷ lệ nợ phải thu trên nguồn vốn.

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động của các công ty chứng khoán trong mối quan hệ giao dịch.pdf (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)