1 Nguyên tắc ng−ời mua phải chịu trách nhiệm về hàng đã nhận
3.3.2.3. Thực hiện nhiệm vụ đào tạo và phổ cập văn hoá đầu t−
Nhiệm vụ đào tạo:
Với mục tiêu phát triển TTCK cả về quy mô và chất l−ợng hoạt động, nhằm tạo kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu t− phát triển, góp phần phát triển thị tr−ờng tài chính Việt Nam, các công ty chứng khoán sẽ phải tăng quy mô và phạm vi hoạt động nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ, phát triển công ty thành hai loại hình: công ty chứng khoán đa nghiệp vụ và công ty chứng khoán chuyên doanh, nhằm tăng chất l−ợng cung cấp dịch vụ và khả năng chuyên môn hoá hoạt động nghiệp vụ.
Để đạt đ−ợc mục tiêu này, chiến l−ợc đào tạo của ngành phải tập trung vào đào tạo cả về số l−ợng và chất l−ợng nhân viên hành nghề kinh doanh chứng khoán, kết hợp với việc đào tạo và thực hiện quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
- Đào tạo cơ bản và chuyên sâu cho nhân viên hành nghề kinh doanh chứng khoán;
- Đào tạo nâng cao, cập nhật các kỹ năng hành nghề; - Đào tạo kết hợp với giáo dục về đạo đức nghề nghiệp;
- Phối hợp với chuyên gia n−ớc ngoài tổ chức hội thảo, khoá đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn
Nhiệm vụ phổ cập kiến thức cho công chúng đầu t−:
Để thực hiện đ−ợc mục tiêu phát triển các nhà đầu t− có tổ chức và các nhà đầu t− cá nhân, thiết lập đ−ợc hệ thống các nhà đầu t− có tổ chức để tham gia TTCK một cách chuyên nghiệp, với vai trò là nhà tạo lập thị tr−ờng, mở rộng và phát triển các loại hình quỹ đầu t− chứng khoán, tạo điều kiện cho các nhà đầu t− nhỏ tham gia thị tr−ờng… chúng ta phải đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và TTCK cho công chúng với các đối t−ợng khác nhau:
- Tuyên truyền cho các doanh nghiệp; - Tuyên truyền cho các nhà quản lý;
- Tuyên truyền cho công chúng theo nhóm tuổi, trình độ…
Không những chỉ tuyên truyền giáo dục các kiến thức cơ bản khi tham gia đầu t− vào TTCK, việc tuyên truyền văn hoá đầu t− cũng rất quan trọng, tạo nên một nếp “nghĩ” và nếp “làm” cho khách hàng khi tham gia vào TTCK.
Kết luận
Sự hình thành và phát triển của TTCK là đỉnh cao của nền kinh tế thị tr−ờng. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của nền kinh tế, TTCK đã tạo ra những hàng hoá ngày càng đa dạng. Theo đó, các chủ thể tham gia thị tr−ờng không chỉ ngày càng phát triển về số l−ợng mà trên bất cứ TTCK nào, mục tiêu về chất l−ợng hoạt động luôn đ−ợc đặt lên hàng đầu để có đ−ợc hiệu quả tối đa. Để đạt mục tiêu đó, việc hoàn thiện và phát triển mối quan hệ giữa các tổ chức trung gian mà đặc tr−ng là các công ty chứng khoán với khách hàng là một yếu tố mang tính quyết định cho cả sự tồn tại và phát triển của TTCK nói chung. Vì vậy, với bất cứ công ty chứng khoán nào, mối quan hệ với khách hàng luôn đ−ợc coi là sự sống còn, là chiến l−ợc để phát triển. Nó không chỉ đ−ợc quan tâm ở những thị tr−ờng phát triển mà với những thị tr−ờng non trẻ nh− TTCK Việt Nam.
Để có thể hoàn thiện mối quan hệ giữa công ty chứng khoán và khách hàng, cùng một lúc chúng ta phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp với sự kết hợp giữa các bên liên quan, từ cơ quan quản lý nhà n−ớc, các công ty chứng khoán và khách hàng của các công ty chứng khoán. Khi mối quan hệ này đ−ợc điều chỉnh và hoàn thiện sẽ là một yếu tố góp phần không nhỏ vào sự thành công của thị tr−ờng, của từng công ty chứng khoán và bản thân quyền lợi của các khách hàng cũng đ−ợc bảo vệ.
Nhóm đề tài xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của các chuyên gia thuộc Ban Quản lý Kinh doanh chứng khoán, Thanh tra UBCKNN, Ban Hợp tác Quốc tế, một số nhân viên của các công ty chứng khoán tại Hà Nội và các đồng nghiệp khác đã hỗ trợ chúng tôi trong việc hoàn thành đề tài này.