Chiến l−ợc hoạt động của công ty chứng khoán

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động của các công ty chứng khoán trong mối quan hệ giao dịch.pdf (Trang 102 - 106)

1 Nguyên tắc ng−ời mua phải chịu trách nhiệm về hàng đã nhận

3.3.1.3. Chiến l−ợc hoạt động của công ty chứng khoán

Chiến l−ợc hoạt động của công ty chứng khoán là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng tác động trực tiếp đến mối quan hệ giữa công ty chứng khoán và khách hàng. Để duy trì và tăng c−ờng đ−ợc mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, các công ty chứng khoán đều phải tìm cách xây dựng cho mình một chiến l−ợc kinh doanh nhất định phù hợp với quy mô và năng lực của bản thân công ty. Chính vì vậy, trong phần này chúng tôi muốn đ−a ra một số vấn

đề để các công ty chứng khoán cân nhắc khi xây dựng chiến l−ợc hoạt động cho mình.

Chiến l−ợc phát triển thị tr−ờng chứng khoán Việt nam đến năm 2010 đã đ−ợc Thủ t−ớng Chính phủ phê duyệt vào tháng 11 năm 2004, do vậy khi xây dựng chiến l−ợc hoạt động cho mình, các công ty chứng khoán nên căn cứ vào định h−ớng chung về phát triển các định chế tài chính trung gian cho thị tr−ờng chứng khoán Việt nam đ−ợc đ−a ra trong chiến l−ợc này. Về cơ bản, việc phát triển công ty chứng khoán đến năm 2010 sẽ đ−ợc triển khai theo h−ớng mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh, dịch vụ cho các công ty chứng khoán, từ đó phát triển các công ty chứng khoán theo hai loại hình: công ty chứng khoán đa nghiệp vụ và công ty chứng khoán chuyên doanh. Chiến l−ợc này đã đ−ợc xây dựng dựa trên thực tế hoạt động của thị tr−ờng chứng khoán Việt nam trong thời gian qua, đồng thời cũng trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm từ các thị tr−ờng đã và đang phát triển của khu vực và trên thế giới.

ở những n−ớc có thị tr−ờng chứng khoán và hệ thống công ty chứng khoán phát triển, dịch vụ tài chính đ−ợc cung ứng bởi các công ty chứng khoán là rất đa dạng. Việc đa dạng hoá hoạt động của các công ty chứng khoán tại các thị tr−ờng này là một quá trình liên tục với tốc độ cao, một phần để đáp ứng đ−ợc các nhu cầu ngày càng trở nên đa dạng của ng−ời đầu t−, của tổ chức phát hành và của thị tr−ờng, phần khác để tăng sức cạnh tranh cho chính các công ty chứng khoán. Từ nguyên nhân cạnh tranh này, theo thời gian các công ty chứng khoán cũng đã dần phân cấp và chuyên môn hoá các loại hình dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Những công ty chứng khoán tiềm lực lớn, nhiều vốn, có hình thức sở hữu đại chúng th−ờng tham gia vào nhiều loại hình kinh doanh chứng khoán, đầu t− vào các hoạt động nhiều rủi ro hơn trên thị tr−ờng, trở thành công ty chứng khoán đa năng. Ng−ợc lại những công ty chứng khoán hạn chế về tiềm lực tài chính và nhân lực dần tập trung vào một hoặc một số nghiệp vụ mà công ty có thế mạnh, trở thành các công ty chứng khoán chuyên doanh, chẳng hạn nh− có những công ty chứng khoán chỉ chuyên cung cấp dịch vụ môi giới.

Khuyến nghị của chúng tôi đối với các công ty chứng khoán khi xây dựng chiến l−ợc hoạt động cho mình trong thời gian tới tập trung vào những vấn đề sau:

- Về mô hình hoạt động: một số công ty chứng khoán nhỏ nên tiếp tục phát triển các nghiệp vụ nh− môi giới để trở thành những công ty chuyên doanh trong nghiệp vụ này, mang lại chất l−ợng dịch vụ chuyên sâu và cao hơn cho ng−ời đầu t− nhờ chuyên môn hoá. Nh−ng số khác, chẳng hạn nh− các công ty chứng khoán thuộc khối ngân hàng, cần tập trung vào các hoạt động kinh doanh có nghiệp vụ phức tạp hơn, đòi hỏi năng lực tài chính mạnh nh− hoạt động bảo lãnh phát hành, tự doanh, tài chính công ty. Các công ty chứng khoán theo mô hình này có thể dần phát triển lên thành công ty chứng khoán đa năng.

Thực chất chuyên môn hoá và đa dạng hoá không chỉ mang lại lợi ích cho ng−ời đầu t− và cho thị tr−ờng chứng khoán Việt nam mà còn mang lại lợi ích tr−ớc tiên cho bản thân các công ty chứng khoán, thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất, chuyên môn hoá và đa dạng hoá sẽ giúp tránh đ−ợc tình trạng cạnh tranh trong hoạt động môi giới. Việc tất cả các công ty chứng khoán cùng tập trung vào hoạt động môi giới trong khi quy mô thị tr−ờng lại quá nhỏ sẽ gây đến tình trạng hoặc cạnh tranh về phí môi giới dẫn đến giảm phí hoặc sẽ cùng chia nhau “một miếng bánh nhỏ” của thị tr−ờng nh− hiện nay. Kết quả vẫn là nguồn thu từ hoạt động môi giới của công ty chứng khoán giảm. Ngoài ra, phí môi giới luôn biến động cùng với thị tr−ờng, vì vậy quá phụ thuộc vào hoạt động môi giới sẽ không thể đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các công ty chứng khoán.

Thứ hai, chuyên môn hoá và đa dạng hoá sẽ giúp các công ty chứng khoán nâng cao năng lực cạnh tranh khi hội nhập. Các cam kết về dịch vụ tài chính của Việt nam trong BTA chính là nền tảng sau này đối với việc mở cửa thị tr−ờng tài chính của chúng ta. Điều này sẽ đặt ra cả cơ hội và thách thức đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ chứng khoán trong đó bao gồm cả các công ty chứng khoán, đặc biệt khi Việt Nam ra nhập AFTA và WTO. Bởi vậy, công ty chứng khoán cần nâng cao năng lực để có thể cạnh tranh đ−ợc với các tổ chức kinh doanh chứng khoán n−ớc ngoài, tạo thế chủ động cho mình khi hội nhập.

Thứ ba, trong t−ơng lai Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội sẽ phát triển lên thành thị tr−ờng OTC. Sự hiện diện của các trung gian tài chính với vai trò của những nhà tạo lập thị tr−ờng trên thị tr−ờng OTC là rất cần

thiết. Khi đó, các công ty chứng khoán đa năng đủ tiềm lực tài chính có thể trở thành những nhà tạo lập thị tr−ờng cho thị tr−ờng OTC và đồng thời cho cả thị tr−ờng trái phiếu.

- Về tài chính: năng lực tài chính là vấn đề quan trọng nhất để công ty chứng khoán quyết định mô hình hoạt động cho mình

- Về nhân sự: nhân sự luôn là vấn đề quan trọng quyết định đến sự thành bại của công ty, vì vậy trong chiến l−ợc hoạt động của mình các công ty chứng khoán nên chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực cho công ty, đây đ−ợc coi là b−ớc chuẩn bị cho việc thực thi chiến l−ợc l−ợc hoạt động đề ra. Đặc biệt đối với các công ty theo mô hình công ty chứng khoán đa năng, các nghiệp vụ nh− bảo lãnh phát hành, t− vấn tài chính và đầu t−...đều là những nghiệp vụ phức tạp đòi hỏi sự chuyên sâu trong từng nghiệp vụ, vì vậy yêu cầu về hàm l−ợng chất xám là rất lớn, do đó công ty cần phải có chiến l−ợc rõ ràng về nhân sự, nâng cao cả về số l−ợng và chất l−ợng để chuẩn bị cho việc triển khai các nghiệp vụ này.

Nhìn chung các nghiệp vụ của công ty chứng khoán đa năng còn khá mới mẻ đối với công ty chứng khoán và khách hàng Việt Nam. Một số công ty chứng khoán Việt nam cũng đã bắt đầu triển khai các nghiệp vụ nh− bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành, t− vấn niêm yết, t− vấn cổ phần hoá, t− vấn xác định giá trị doanh nghiệp...nh−ng còn ở mức ban đầu. Để có thể làm tốt nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, nghiệp vụ t− vấn tài chính và đầu t− chứng khoán, chúng tôi xin đ−a ra một số khuyến nghị nh− sau:

- Đối với nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, đây là nghiệp vụ khó nh−ng nếu thực hiện thành công sẽ mang lại doanh thu đáng kể cho công ty chứng khoán. Để chuẩn bị cho việc thực hiện nghiệp vụ này, ngoài sự chuẩn bị về tài chính, công ty chứng khoán nên xem xét các vấn đề liên quan nh−:

+ Xây dựng chiến l−ợc cho nghiệp vụ bảo lãnh phát hành gồm: chiến l−ợc về khách hàng, chiến l−ợc về sản phẩm và chiến l−ợc phân phối sản phẩm;

+ Lựa chọn ph−ơng thức bảo lãnh thích hợp, xây dựng quy trình thực hiện bảo lãnh;

- Đối với nghiệp vụ t− vấn tài chính và đầu t− chứng khoán, đây là nghiệp vụ không yêu cầu vốn lớn, nh−ng ng−ợc lại đòi hỏi hàm l−ợng chất xám lớn, do đó nhân sự sẽ là khâu quyết định sự thành công của nghiệp vụ này. Thực hiện thành công nghiệp vụ này sẽ mở ra các cơ hội cho việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành. Các công ty chứng khoán nên xây dựng cho mình các quy định rõ ràng về quyền lợi, nghĩa vụ của các bên, về phạm vi trách nhiệm của công ty chứng khoán với các nội dung t− vấn cho khách hàng. Đồng thời, công ty chứng khoán cũng cần đ−a ra các hình thức t− vấn cụ thể cho từng đối t−ợng khách hàng và theo đó xây dựng cho mình một biểu phí t− vấn rõ ràng và linh hoạt theo mức độ gắn kết và chia sẻ rủi ro của công ty chứng khoán với khách hàng.

- Ngoài ra, chúng tôi cho rằng để hỗ trợ cho việc phát triển tốt các nghiệp vụ kinh doanh chính thì cũng cần đến việc không ngừng đa dạng hoá các dịch vụ phụ trợ để giúp đa dạng hoá cơ cấu khách hàng, qua đó là cầu nối để đến đ−ợc với các hợp đồng cung cấp dịch vụ chính.

Chẳng hạn các công ty chứng khoán thuộc khối ngân hàng có thể tận dụng lợi thế về dịch vụ, công nghệ, mạng l−ới của ngân hàng mẹ để cung cấp thêm các tiện ích trong giao dịch cho khách hàng của mình. Thời gian qua nhiều công ty chứng khoán đã thực hiện cung cấp các dịch vụ nh− cho vay cầm cố chứng khoán, sử dụng tài khoản mở tại ngân hàng để thực hiện giao dịch chứng khoán, thực hiện các hợp đồng mua lại đối với trái phiếu chính phủ và chứng khoán ch−a niêm yết…là những dịch vụ phụ đã góp phần hữu hiệu cho việc phát triển các dịch vụ kinh doanh chính. Vì thế trong thời gian tới các công ty chứng khoán nên tiếp tục phát huy, dần hoàn thiện các dịch vụ có tính hỗ trợ này.

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động của các công ty chứng khoán trong mối quan hệ giao dịch.pdf (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)