Hoàn thiện khung pháp luật

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động của các công ty chứng khoán trong mối quan hệ giao dịch.pdf (Trang 83 - 87)

1 Nguyên tắc ng−ời mua phải chịu trách nhiệm về hàng đã nhận

3.2.1. Hoàn thiện khung pháp luật

Đối với lĩnh vực mới mẻ và nhạy cảm nh− hoạt động thị tr−ờng chứng khoán nói chung, sự điều chỉnh của Nhà n−ớc thông qua các quy phạm pháp luật hết sức cần thiết và quan trọng. Việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật là một nhiệm vụ trọng tâm và lâu dài, đòi hỏi sự quan tâm và phối hợp của Chính phủ và các Bộ Ngành liên quan.

Hiện nay, đã có một số quy định để điều chỉnh mối quan hệ giữa các công ty chứng khoán và khách hàng trên thị tr−ờng chứng khoán Việt Nam: Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28-11-2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị tr−ờng chứng khoán, Quyết định số 55/2004/QĐ-BTC ngày 17-6- 2004 của Bộ tr−ởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán, Nghị định số 161/2004/NĐ-CP ngày 7-9-2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị tr−ờng chứng khoán...

Các văn bản này đã đ−a ra một số nguyên tắc quy định cho mối quan hệ của công ty chứng khoán và khách hàng nh− cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán phải đảm bảo tách biệt giữa hoạt động kinh doanh của chủ sở hữu công ty chứng khoán với hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán, tách biệt giữa hoạt động môi giới và tự doanh, giữa tự doanh với hoạt động quản lý danh mục đầu t−, thông tin cho khách hàng, thực hiện nghĩa vụ đối với khách hàng... và xây dựng quy trình những việc cần làm trong quá trình công ty chứng khoán thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán. Ngoài ra cũng đã xác định các hành vi vi phạm và mức độ xử phạt đối với các hành vi này trong giao dịch, kinh doanh chứng khoán liên quan tới trách nhiệm của công ty chứng khoán. Việc ban hành Nghị định 144/2004/NĐ- CP thay thế Nghị định 44/1998/ NĐ- CP và Nghị định 161/2004/NĐ- CP thay thế Nghị định 22/2000/NĐ-CP là một b−ớc tiến trong việc phát triển khung pháp lý: mở rộng

phạm vi điều chỉnh, hệ thống và phù hợp với thực tiễn, yêu cầu phát triển thị tr−ờng. Tuy nhiên, để tạo sự đồng bộ giữa các văn bản pháp quy và có hiệu lực cao hơn, các nguyên tắc về mối quan hệ giữa công ty chứng khoán và khách hàng, trách nhiệm và quyền lợi của cả công ty và khách hàng phải đ−ợc quy định rõ ràng trong luật chứng khoán và đ−ợc bổ sung ở luật doanh nghiệp, luật hợp đồng, tạo sự thông suốt, đồng bộ và chặt chẽ.

Luật Chứng khoán là luật chuyên ngành, có hiệu lực pháp lý cao, tạo đ−ợc môi tr−ờng pháp lý có tính ổn định, bền vững hơn. Trong Luật Chứng khoán cần xem xét có h−ớng tách riêng Luật về kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán. Ngoài các nội dung chung nh−: các điều kiện cấp phép hoạt động cho công ty, các quy định cụ thể liên quan đến hoạt động của công ty, liên quan đến cơ chế tài chính, giám sát, thanh tra, giải quyết tranh chấp, khách hàng n−ớc ngoài.. phải quy định rõ ràng về các biện pháp bảo vệ khách hàng nh− thế nào, các biện pháp phòng ngừa giao dịch không công bằng ra sao… Nhóm nghiên cứu đề tài chỉ xin đ−a ra một số ý kiến nh− sau:

Các hạn chế về kinh doanh

+ Cấm các hoạt động kinh doanh khác

Công ty chứng khoán bị cấm tham gia các hoạt động kinh doanh khác kinh doanh chứng khoán, trừ các nghành kinh doanh đ−ợc Bộ tr−ởng Tài chính chấp thuận.

+ Các hạn chế về địa điểm nhận ủy thác

Công ty chứng khoán không đ−ợc sử dụng các địa điểm khác ngoài trụ sở, chi nhánh, hoặc các văn phòng kinh doanh khác để nhận lệnh thực hiện giao dịch cho khách hàng của mình.

Công ty chứng khoán thực hiện lệnh giao dịch từ khách hàng luôn phải đảm bảo lệnh này đ−ợc thực hiện qua thị tr−ờng chính thức.

- Các mâu thuẫn có thể phát sinh giữa công ty chứng khoán và khách hàng trong ba loại hình kinh doanh chứng khoán (giao dịch, môi giới, bảo lãnh phát hành) do một công ty chứng khoán thực hiện.

Trong tr−ờng hợp đó, các quy định sau sẽ đ−ợc áp dụng đối với công ty chứng khoán nh− là một ph−ơng thức bảo hộ cho khách hàng (nhà đầu t−).

+ Minh bạch về loại giao dịch

Khi nhận một lệnh từ bất kỳ khách hàng nào cho một giao dịch chứng khoán, công ty chứng khoán phải làm rõ cho khách hàng đó là công ty đó sẽ hoạt động nh− là một bên thứ ba, hoặc là nhà môi giới, một trung gian hay đại lya để thực hiện giao dịch đó.

+ Cấm tự giao dịch

Công ty chứng khoán không đ−ợc cùng lúc đóng vai trò nhà giao dịch và môi giới, một trung gian hay một đại lý cho một bên khác liên quan đến cùng một giao dịch

+ Chuyển giao báo cáo giao dịch

Khi mua, bán hoặc một giao dịch chứng khoán đã đ−ợc thực hiện theo lệnh của khách hàng, công ty chứng khoán ngay lập tức phải chuẩn bị một báo cáo về giao dịch theo mẫu và chuyển giao báo cáo này cho khách hàng

Các biện pháp phòng ngừa các giao dịch không công bằng

- Cấm việc gạ gẫm không công bằng

Công ty chứng khoán hay cán bộ hoặc nhân viên không đ−ợc làm những điều sau gây hại tới việc bảo hộ cho nhà đầu t− hoặc giao dịch công bằng hoặc gây hại tới uy tín của ngành chứng khoán.

+ Cung cấp lợi ích cho khách hàng liên quan đến kinh doanh bảo lãnh phát hành.

+ Gạ gẫm giao dịch chứng khoán bằng cách hứa với khách hàng sẽ chịu phần lỗ phát sinh do giao dịch mang lại.

+ Gạ gẫm giao dịch chứng khoán bằng cách cung cấp ý kiến riêng của mình về giá cả chứng khoán đó cho khách hàng.

+ Cung cấp lợi ích nh− là giảm phí hoa hồng cho khách hàng hoặc sẽ chịu lỗ nếu phát sinh.

+ Hành động nh− là trung gian hay đại lý liên quan đến cho vay tiền hoặc chứng khoán từ một bên thứ ba cho khách hàng.

+ Lợi dụng thông tin từ lệnh của khách hàng để giao dịch tr−ớc vì lợi ích của bản thân hoặc bên thứ ba.

+ Tham gia vào một giao dịch do một lệnh của khách hàng âm m−u vi phạm các quy định về giao dịch nội gián.

+ Sử dụng các biện pháp không hợp thức để giấu diếm giao dịch phạm pháp của một khách hàng liên quan đến giao dịch chứng khoán.

+ Cán bộ hoặc nhân viên của một công ty chứng khoán không đ−ợc cung cấp hay tiết lộ thông tin liên quan về việc mua, bán, giao dịch chứng khoán của khách hàng và số tiền hay chứng khoán mà khách hàng ký gửi, trừ khi có văn bản yêu cầu hay chấp thuận từ phía khách hàng.

+ Yêu cầu thông tin về một khách hàng có thể đ−ợc phép trong các tr−ờng hợp sau:

Toà án yêu cầu phải cung cấp thông tin, hoặc quan toà đ−a yêu cầu; Yêu cầu từ cán bộ cao cấp xử thuế;

ủy ban chứng khoán có yêu cầu hoặc tiết lộ tiến hành thanh tra; Công tố viên yêu cầu tiến hành thanh tra có yêu cầu bằng văn bản. Đối với khách hàng, từ việc hoàn thiện khung pháp lý, họ cũng nhìn thấy một mô hình đồng nhất bảo vệ ng−ời đầu t− trong toàn ngành chứng khoán, giúp cho họ hiểu và so sánh các dịch vụ tài chính khác nhau đảm bảo cho họ biết đến các trách nhiệm và quyền của họ để họ có sự tin cậy khi đầu t− vào thị tr−ờng chứng khoán.

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động của các công ty chứng khoán trong mối quan hệ giao dịch.pdf (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)