Một số nhận xét về khung pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa công ty chứng khoán và khách hàng

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động của các công ty chứng khoán trong mối quan hệ giao dịch.pdf (Trang 61 - 63)

1 Nguyên tắc ng−ời mua phải chịu trách nhiệm về hàng đã nhận

2.1.3. Một số nhận xét về khung pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa công ty chứng khoán và khách hàng

giữa công ty chứng khoán và khách hàng

2.1.3.1. Ưu điểm

- Đã thiết lập đ−ợc cơ sở pháp lý ban đầu cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu t−. Các quy định hiện hành đã trực tiếp điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong lĩnh vực giao dịch chứng khoán, qua đó bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu t−. Đó là quy định về cơ chế và đặc điểm giao dịch, việc đăng ký, thanh toán bù trừ và l−u ký chứng khoán, hoạt động thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm trên TTCK, công bố thông tin,…

- Việc xây dựng khung pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu t− và bảo vệ quyền lợi của công ty chứng khoán là phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện Việt Nam. Quá trình xây dựng khung pháp lý về chứng khoán và TTCK là kết quả của sự nghiên cứu, tìm tòi, tham khảo kinh nghiệm của thế giới để có thể áp dụng vào Việt Nam. Do hoạt động giao dịch chứng khoán là hoạt động hoàn toàn mới mẻ, phần lớn nhà đầu t− ch−a quen với tập quán và nghiệp vụ đầu t− chứng khoán, khả năng ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin vào giao dịch ch−a cao nên đòi hỏi các quy định về giao dịch và những vấn đề bảo vệ nhà đầu t− phải rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với trình độ và sự hiểu biết của công chúng đầu t−.

- Đã phân định rõ chức năng giám sát công ty chứng khoán giữa UBCKNN (Thanh tra) và TTGDCK.

- Việc xây dựng đ−ợc hệ thống chỉ tiêu giám sát, quy trình nghiệp vụ thanh tra, giám sát tạo điều kiện cho việc triển khai công tác thanh tra, giám sát các công ty chứng khoán đ−ợc thuận lợi và hữu hiệu hơn.

2.1.3.2. Hạn chế

- Hiệu lực pháp lý của các văn bản ch−a cao

Nh− đã nói ở trên, Nghị định 144 là văn bản pháp quy cơ bản nhất điều chỉnh hoạt động của thị tr−ờng chứng khoán, các quy định nhằm đảm bảo quyền lợi của nhà đầu t− đã đ−ợc đề cập ở nhiều điều nh−ng ch−a tập trung và còn thiếu cụ thể. Ch−a có một Ch−ơng riêng hoặc một văn bản riêng quy định về bảo vệ lợi ích của các nhà đầu t− hay xung đột phát sinh trong mối quan hệ giữa công ty chứng khoán và khách hàng kèm theo biện pháp xử lý xung đột.

- Một số quy định ch−a thông thoáng, hạn chế quyền lợi của nhà đầu t− trong giao dịch và ảnh h−ởng đến quyền lợi của công ty chứng khoán.

Điểm 13.1, Thông t− 58 H−ớng dẫn về thành viên và giao dịch chứng khoán quy định “nhà đầu t− không đ−ợc đặt lệnh mua và bán một loại cổ phiếu trong ngày giao dịch” cho thấy các nhà đầu t− hoạt động trên TTCK đã bị hạn chế quyền của mình khi tham gia. Đồng thời quy định này cũng làm giảm tính thanh khoản của các chứng khoán niêm yết nên lợi ích của nhà đầu t− và kế đến là của công ty chứng khoán trong hoạt động giao dịch cũng bị ảnh h−ởng theo.

- Ch−a tạo ra nhiều công cụ để nhà đầu t− có thể tự bảo vệ mình. Nhìn chung các quy định về giao dịch và bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu t− trong giao dịch ch−a tạo ra cơ chế để nhà đầu t− có thể tự bảo vệ mình,hận chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra, ví nh− các nghiệp vụ đầu t− chứng khoán ch−a đ−ợc đa dạng hoá, ch−a hình thành các tổ chức định mức tín nhiệm, hình thức, nội dung và ph−ơng tiện công bố thông tin ch−a phong phú, ch−a tạo ra cơ sở pháp lý để có thể áp dụng linh hoạt các giải pháp kỹ thuật nhằm phát triển thị tr−ờng.

- Những quy định về hoạt động kiểm soát nội bộ của công ty chứng khoán ch−a đ−ợc h−ớng dẫn đầy đủ nên ch−a buộc các công ty chứng khoán thực hiện nghiêm túc các quy định này.

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động của các công ty chứng khoán trong mối quan hệ giao dịch.pdf (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)