Quyền chọn tiền đồng Việt Nam

Một phần của tài liệu Quyền chọn chứng khoán.doc (Trang 54 - 55)

ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN: THỰC TRẠNG TẠI VIỆT NAM

2.2.2 Quyền chọn tiền đồng Việt Nam

Ngày 18/4/2005, NHNN đã có công văn số 326/NHNN_QLNH cho phép ngân hàng ACB triển khai thí điểm giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ và VNĐ (với mức tối đa giá trị hợp đồng là 10 triệu USD và mức tối thiểu là 10.000 USD (quy đổi ngoại tệ khác tương đương mức này cho quyền chọn giao dịch giữa các ngoại tệ khác và VNĐ).. Theo công văn này, NHNN đã đưa ra những quy định cụ thể về các loại ngoại tệ được giao dịch, cơ sở tính phí quyền chọn, thời hạn giao dịch, đối tượng giao dịch… những quy định này là cơ sở để triển khai thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn giữa ngoại tệ và VNĐ tại các NHTM khác dưới sự cho phép của NHNN. Tiếp theo ACB là ngân hàng Techcombank với giá trị hợp đồng là 8 triệu USD-100.000 USD và chỉ được thực hiện với quyền chọn Châu Âu. BIDV được phép thí điểm từ ngày 22/8/2005 và kể từ đây không còn quy định giới hạn cho giá trị hợp đồng quyền chọn. Ngoài ra, còn có các ngân hàng như Eximbank, GPbank cũng tham gia nghiệp vụ này.

Ngày 29/8/2006, NHNN cũng đã ban hành công văn số 7404/NHNN-KTTC. Nội dung chính của công văn này gồm có các hướng dẫn cụ thể, chi tiết về nguyên tắc và nội dung kế toán đối với các nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn, nghiệp vụ hoán đổi

tiền tệ, nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ, để giải quyết vấn đề hạch toán kế toán nghiệp vụ phái sinh tiền tệ tại các NHTM.

Tuy nhiên dịch vụ quyền chọn tiền đồng có đặc thù là ngân hàng không thể tái bảo hiểm sản phẩm của mình ở một đơn vị thứ 3, vì vậy rủi ro đối với bên bán là rất lớn. Điều này khiến các Ngân hàng phải tự tính toán cân đối thu nhập, chi phí và tự bảo hiểm bằng đồng tiền nào cho phù hợp. Dịch vụ này cũng chỉ tập trung chủ yếu phục vụ các DN kinh doanh XNK và phần lớn là các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, quy mô hợp đồng tối thiểu đối với ngoại tệ khác là 100.000 USD hoặc tương đương là quá cao. Đây là một bất lợi khiến các cá nhân và DN vừa và nhỏ có nhu cầu bảo hiểm tỷ giá cho một lượng ngoại tệ nhỏ hơn không thể tham gia nghiệp vụ này.

Thị trường tiền tệ Việt Nam chưa gặp những biến động lớn cho nên các DN chưa quan tâm đến vấn đề phòng ngừa rủi ro. Họ quan niệm rằng tỷ giá thì có Nhà nước ổn định; lãi suất thì Ngân hàng Trung ương cũng không cho biến động mạnh và vì thế họ an tâm kinh doanh mà bỏ qua các chiếc lược phòng ngừa rủi ro tiền tệ.

Mức phí quyền chọn mà các NHTM đưa ra cho DN thời gian qua còn cao, chưa hợp lý và không mang tính khuyến khích sử dụng. Vì thế, các DN tính toán không có lợi nên không muốn tham gia vào nghiệp vụ này, vì tham gia thì sẽ mất một khoản tiền trước mắt (khoản phí) mà không thấy rủi ro gì đáng kể. Vì vậy mặc dù được triển khai từ năm 2005, nhưng doanh số mua bán thực tế của các ngân hàng không đáng kể.

Tuy nhiên đến tháng 03 năm 2009 để ổn định thị trường ngoại hối có diễn biến phức tạp Thống đốc NHNN đã ban hành văn bản số 1820/NHNN-QLNH yêu cầu NHTM dừng thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn tiền đồng kể từ 23/3/2009.

Một phần của tài liệu Quyền chọn chứng khoán.doc (Trang 54 - 55)