Điều kiện về kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Quyền chọn chứng khoán.doc (Trang 79 - 83)

ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN: THỰC TRẠNG TẠI VIỆT NAM

2.3.4 Điều kiện về kỹ thuật.

Hệ thống kỹ thuật giao dịch tại SGDCK thời gian qua còn thiếu đồng bộ. Các SGDCK và trung tâm lưu ký chứng đều chịu sự quản lý của UBCKNN. Trong đó Trung tâm lưu ký chứng khoán nhằm thực hiện đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ giao dịch, mua bán chứng khoán trên TTCK. Tuy nhiên, do TTCK Việt Nam đang trong giai đoạn mới phát triển nên các trung tâm này chưa thống nhất về hạ tầng mà đang đầu tư tương đối độc lập. Các hệ thống này có khác biệt nhất định về nền tảng công nghệ, trong đó quy trình giao dịch tại các trung tâm giống nhau, nhưng cách thức triển khai lại khác nhau. Nguyên nhân của sự thiếu đồng bộ là do sự phát triển rất nhanh của TTCK khiến các CTCK cũng như các SGDCK đều đang loay hoay tìm giải pháp sao cho phù hợp. Đây cũng là nguyên nhân làm cho tính thanh khoản của cổ phiếu kém đi. Sở giao dịch chưa xây dựng một chương trình phần mềm thống nhất, hệ thống còn mang tính lắp ghép, rời rạc, dễ phát sinh sự cố trong giao dịch; chưa trang bị một hệ thống phòng ngừa rủi ro trong giao dịch, thanh toán điện tử. Một khi khối lượng niêm yết và các lệnh giao dịch, thanh toán gia tăng sẽ tạo ra một áp lực rất lớn đối với hệ thống giao dịch, thanh toán hiện nay.

Với quyết tâm cải thiện hệ thống kỹ thuật giao dịch, từ giữa năm 2007 HOSE đã có kế hoạch nâng cấp và phát triển hệ thống giao dịch, đáp ứng khả năng mở rộng về số lượng thành viên giao dịch, triển khai các mô hình giao dịch mới; đồng thời định hướng phát triển đồng bộ về công nghệ thông tin cho toàn thị trường VN-Index. Tháng 10/2007 bắt đầu triển khai Remote DCTerm, nghĩa là đưa màn hình nhập lệnh

DCTerm về tại địa điểm của CTCK, Từ quý I/2008, cho phép hệ thống front-office của CTCK chuyển lệnh và nhận thông tin giao dịch trực tuyến (gateways) với máy chủ của HOSE; tiếp tục duy trì sàn giao dịch cho các CTCK chưa có hệ thống front- office. Với kế hoạch này của HOSE thì các CTCK thành viên cũng đã tích cực triển khai nâng cấp hệ thống mạng, phần cứng và phần mềm để đáp ứng được các yêu cầu về công nghệ. Kết quả là ngày 12/01/2009 HOSE đã chính thức triển khai giao dịch trực tuyến và trong ngày đầu tiên triển khai đã có 69 CTCK đạt yêu cầu kỹ thuật để kết nối giao dịch trực tuyến với HOSE. Trong số 69 công ty này hiện đã có 37 công ty thực hiện giao dịch trực tuyến với NĐT. Phương thức mới cho phép lệnh giao dịch của NĐT được CTCK truyền thẳng vào hệ thống của Sở, mà không cần qua đại diện sàn như trước. Điều này đã thay đổi bản chất của giao dịch chứng khoán, chuyển từ bán thủ công sang tự động. Hệ thống giao dịch trực tuyến đã khắc phục một số hạn chế như giải quyết được tình trạng "thắt cổ chai" trong khâu nhập lệnh; đồng thời giúp tăng tính thanh khoản, việc hủy và sửa lệnh sẽ giảm, loại trừ yếu tố cạnh tranh do tác động của con người. Về phía NĐT, sẽ có nhiều tiện lợi như các giao dịch được thực hiện nhanh chóng, bảo mật, không phụ thuộc vào nhân viên môi giới, tiết kiệm thời gian, chi phí giao dịch. Mặt khác, khi tiến hành giao dịch không sàn, phần mềm tự động sẽ kiểm tra tính hợp lý của lệnh, tự động đóng gói dữ liệu, không có sự phân biệt lệnh lớn, lệnh nhỏ, NĐT hoàn toàn bình đẳng trong việc đặt lệnh. Sau hơn 1 năm triển khai giao dịch trực tuyến, kết quả đạt được là rất ấn tượng. Kể từ khi phương thức giao dịch trực tuyến được triển khai, trung bình mỗi phiên hệ thống của HOSE nhập 59.200 lệnh, tương đương 8 lệnh/giây. Vào ngày cao điểm, hệ thống nhận gần 145.000 lệnh/phiên, tương đương 20 lệnh/giây. Tại những thời điểm thị trường sôi động, thời gian vào lệnh có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của NĐT. Vì vậy, lệnh truyền từ CTCK vào hệ thống của HOSE ở phút đầu tiên luôn đạt mức cao, lúc đỉnh điểm hệ thống đã tiếp nhận 2.082 lệnh/giây. Đến nay số lượng CTCK thành viên tham gia giao dịch trực tuyến tại HOSE là hơn 90, chiếm 92% số thành viên của HOSE. Từ khi áp dụng phương thức giao dịch mới, NĐT trên thị trường đã có sự trưởng thành hơn. Chẳng hạn, trong năm 2008, đợt khớp lệnh mở cửa chiếm tới 40%

số lệnh trong phiên. Tuy nhiên, sang năm 2009, tỷ lệ này giảm xuống còn trên dưới 30%. Điều này cho thấy, nhiều NĐT không còn đặt lệnh mua bán bằng mọi giá ngay từ đầu giờ, mà đã có sự cân nhắc, tính toán hợp lý. Ở đợt khớp lệnh liên tục, giá chứng khoán mang tính thị trường hơn, phương thức giao dịch trực tuyến hỗ trợ và cho phép NĐT có cơ hội mua bán được giá tốt nhất.

Đến ngày 08/02/2010 HNX cũng chính thức triển khai giao dịch trực tuyến, 22/45 CTCK thành viên đủ điều kiện đã tham gia thành công trong ngày đầu tiên áp dụng công nghệ mới này. Thông tin từ HNX cho biết: Qua phiên triển khai đầu tiên, giải pháp giao dịch trực tuyến cho thấy đã đáp ứng tốt yêu cầu đề ra. Thời gian truyền lệnh nhanh hơn gấp 10 lần, chỉ còn 50mili giây/lệnh (trước đây, trung bình từ 2-3 giây/lệnh). Thời gian trả kết quả khớp lệnh cho CTCK (CTCK) cũng được rút ngắn xuống dưới 1 giây/lệnh.

Với điều kiện công nghệ kỹ thuật đã được cải thiện rất nhiều thì hiện nay UBCKNN đã bắt tay vào quá trình chuẩn bị cho cơ chế giao dịch bán chứng khoán theo T+2 thay vì phải theo T+3 như hiện nay. Để triển khai được giao dịch bán chứng khoán theo T+2 sẽ cần điều chỉnh và nâng cấp hệ thống phần mềm, công nghệ của các thành viên, CTCK, ngân hàng lưu ký, trung tâm lưu ký. Nghiệp vụ bán chứng khoán T+2 sẽ giúp NĐT có nhiều cơ hội “thoát hàng” hơn khi xuất hiện các yếu tố bất lợi tác động tới thị trường. Nó cũng giúp giới đầu cơ có cơ hội lướt sóng tốt hơn, làm tính thanh khoản của thị trường.

Tuy còn một số tồn tại nhưng hiện nay các CTCK đã đầu tư khá tốt vào cơ sở hả tầng cũng như hệ thống phần mềm phục vụ cho hoạt động giao dịch chứng khoán. Các dịch vụ chất lượng cao như giao dịch trực tuyến cũng đã được chú trọng phát triển từ dịch vụ đăng ký mở tài khoản trực tuyến; giao dịch trực tuyến; thông tin trực tuyến; đặt lệnh chuyển tiền trực tuyến; ứng trước tiền bán chứng khoán trực tuyến… Các kỹ thuật về đặt, chuyển lệnh mua bán, kỹ thuật lưu ký chứng khoán cũng đã được cải thiện rất nhiều. Ngày 08/02/2010 Ủy ban chứng khoán nhà nước đã có quyết định số 106/QĐ-UBCK ” Về việc ban hành Quy định hướng dẫn về yêu cầu hệ thống công nghệ thông tin của CTCK” trong đó đã quy định những yêu cầu cụ thể về cơ sở

hạ tầng công nghệ thông tin, về phần mềm ứng dụng, đội ngũ nhân sự.... để đảm bảo yêu cầu về mặt công nghệ đối với các CTCK.

Với sự quyết tâm của các cơ quan quản lý và sự đầu tư mạnh mẽ cho công nghệ của các Sở giao dịch, các CTCK thì trong thời gian tới các tồn tại về mặt kỹ thuật của TTCK sẽ được cải thiện nhiều và là điều kiện thuận lợi để ứng dụng giao dịch quyền chọn chứng khoán.

2.3.5 Điều kiện về con người

Nhân tố con người đóng vai trò quyết định trong mọi hoat động và tất nhiên nó quyết định sự thành công hay thất bại của việc ứng dụng quyền chọn chứng khoán ở TTCK.

Về phía các cơ quan quản lý nhà nước sau 10 năm hoạt động của TTCK đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong hoạt động quản lý TTCK cũng như nâng cao kiến thức chuyên môn. Tuy nhiên số người hiểu biết và được đào tạo chuyên nghiệp về công cụ phái sinh còn rất ít.

Các CTCK hiện nay thì hầu như cũng chưa có các cán bộ chuyên môn được đạo tạo về các công cụ phái sinh. Các CTCK chưa sẵn sàng về mặt nhân lực cho việc triển khai các công cụ phái sinh một phần cũng là do các cấp quản lý chưa có kế hoạch và hướng dẫn cụ thể trong việc triển khai và áp dụng các công cụ phái sinh đặc biệt là quyền chọn vào TTCK.

Về phía các NĐT thì số lượng các NĐT có kiến thức về chứng khoán và TTCK còn rất ít, các NĐT cá nhân chủ yếu vẫn mua bán chứng khoán theo phong trào và đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến họ phải chịu nhiều thua lỗ trong thời gian qua. Tuy nhiên với những rủi ro đã gặp phải thì các nhà dầu tư đã ngày càng nhận thức rõ về việc phải nâng cao vấn đề quản lý rủi ro, về lợi ích của các công cụ phái sinh nói chung, quyền chọn nói riêng và sẵn sàng đón nhận đón nhận sự ra đời của một thị trường quyền chọn hỗ trợ cho việc kinh doanh cũng như đầu tư của riêng mình.

Để đáp ứng được giao dịch quyền chọn thì trước tiên phải có con người am hiểu về TTCK cũng như các lĩnh vực liên quan đến quyền chọn chứng khoán. Hiện

nay, số người biết, hiểu và sử dụng thành thạo các công cụ phái sinh cũng rất ít từ các cơ quản quán lý, các CTCK đến các NĐT. Chúng ta chỉ tổ chức các buổi hội thảo khuyến khích các NĐT chứng khoán áp dụng các công cụ quyền chọn để tự bảo vệ mình, nhưng hầu như chưa tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về quyền chọn và phòng ngừa rủi ro đến các DN và NĐT. Thực tế tại TTCK Việt Nam quyền chọn chứng khoán chưa sớm được triển khai một phần là do thiếu đào tạo thực tế về sản phẩm. Đây là một thực tại đang tồn tại vì những chuyên gia đào tạo về sản phẩm phái sinh thực tiễn còn khá ít ỏi do sản phẩm này còn khá mới ở Việt Nam và số đơn vị cung cấp và số đơn vị tham gia thực hiện sản phẩm này chưa có, chỉ đang trong giai

Một phần của tài liệu Quyền chọn chứng khoán.doc (Trang 79 - 83)