Quyền chọn lãi suất.

Một phần của tài liệu Quyền chọn chứng khoán.doc (Trang 57 - 58)

ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN: THỰC TRẠNG TẠI VIỆT NAM

2.2.4 Quyền chọn lãi suất.

Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng đầu tiên được phép thực hiện giao dịch quyền chọn lãi suất đối với các khoản cho vay hoặc đi vay trung hạn bằng USD hoặc Euro. Đối tác thực hiện giao dịch quyền chọn lãi suất là các DN hoạt động tại Việt Nam, các NHTM hoạt động tại VN được NHNN cho phép thực hiện thí điểm giao dịch quyền chọn lãi suất và các NH nước ngoài. Số gốc của hợp đồng quyền chọn lãi suất tối đa bằng 15% vốn tự có của Ngân hàng. Tổng số vốn gốc tối đa của tất cả các hợp đồng quyền chọn lãi suất trong thời gian thí điểm không vượt quá 50% mức vốn tự có của ngân hàng, thời hạn hợp đồng không quá 5 năm; thực hiện nghiệp vụ tiền gửi kết hợp quyền chọn tiền tệ- Dual currency Deposit; thực hiện hoán đổi tiền tệ chéo. Đó là việc trao đổi các dòng tiền trong tương lai bằng các đồng tiền khác nhau. Trong các giao dịch hoán đổi chéo thường có việc hoán đổi thanh toán lãi (cố định hoặc thả nổi) bằng một đồng tiền sang thanh toán lãi (cố định hoặc thả nổi) bằng một đồng tiền khác. Số tiền gốc trong giao dịch có thể được hoán

đổi vào kỳ đầu (nếu có) và kỳ cuối, hoặc nhiều kỳ trong thời gian hiệu lực của giao dịch. Sau BIDV là hàng loạt các Ngân hàng khác cũng được cho phép thực hiện nghiệp vụ này.

Kiến thức hiểu biết của DN Việt Nam về quyền chọn lãi suất và phòng chống rủi ro lãi suất còn quá thấp. Phần lớn nguồn vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của các DN là nguồn vay nợ từ bên ngoài, đặc biệt từ ngân hàng. Đối với các DN có các hợp đồng tín dụng trung, dài hạn với giá trị lớn và lãi suất cố định hoặc thả nổi cũng như các DN tham gia hoạt động xuất nhập khẩu thường xuyên ở vào các vị thế mở của ngoại tệ luôn phải đối mặt với nguy cơ rủi ro thị trường rất lớn như rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái. Tuy nhiên, hiện tại các DN Việt Nam rất ít nhận thức về vấn đề này. Những hiểu biết về kỹ thuật phòng chóng rủi ro lãi suất bằng các giao dịch phái sinh, đặc biệt là quyền chọn lãi suất càng khá xa lạ. Chính vì vậy mà các DN không sẵn lòng tham gia vào các nghiệp vụ này dẫn đến khó khăn cho các ngân hàng trong việc phát triển các nghiệp vụ phái sinh. Điều này cũng cho thấy rằng tại các ngân hàng Việt Nam công tác Marketing ngân hàng với các hoạt động tuyên truyền, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ mới còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu Quyền chọn chứng khoán.doc (Trang 57 - 58)