Điều kiện về sự phát triển của TTCK

Một phần của tài liệu Quyền chọn chứng khoán.doc (Trang 60 - 74)

ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN: THỰC TRẠNG TẠI VIỆT NAM

2.3.1 Điều kiện về sự phát triển của TTCK

TTCK Việt Nam bắt đầu ra đời tháng 7/2000 chỉ với 2 cổ phiếu và một ít trái phiếu chính phủ được niêm yết giao dịch. Trong 5 năm đầu tiên hầu như thị trường nhận được rất ít sự quan tâm của NĐT. Ngày 8/3/2005 TTGDCK Hà Nội chính thức đi vào hoạt động đã góp một phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của TTCK Việt Nam. Tính đến hết năm 2005 toàn thị trường mới chỉ có 32 công ty niêm yết, 14 CTCK, 04 công ty quản lý quỹ và hơn 31 nghìn tài khoản khách hàng; tổng giá trị trái phiếu niêm yết và giao dịch là 38.122 tỷ đồng, bằng 4,9% GDP của năm 2005. Tổng giá trị cổ phiếu niêm yết và giao dịch là 9.356 tỷ đồng, bằng 1,2% GDP năm 2005. Dù quy mô TTCK trong 05 năm đầu tiên còn rất nhỏ bé nhưng là thời gian quý báu để các cấp quản lý, các CTCK và NĐT tích lũy kinh nghiệm cho sự phát triển của các giai đoạn tiếp theo. Các công ty niêm yết cũng đã làm quen dần với cơ chế công bố thông tin và bước đầu đã thực hiện nguyên tắc quản trị công ty theo thông lệ tốt nhất. Trong điều kiện các DN Việt Nam thời điểm này không phải thực hiện nghĩa vụ kiểm toán, không phải công bố thông tin thì đây có thể coi là một nét nổi bật đối với các DN niêm yết trên TTCK.

TTCK Việt Nam đã có sự phát triển ấn tượng trong 02 năm 2006, 2007. TTCK Việt Nam 2006: VN-Index cuối năm tăng 2,5 lần so đầu năm. Tổng giá trị vốn hóa đạt 13,8 tỉ USD cuối năm 2006 (chiếm 22,7% GDP) giá trị cổ phiếu do các NĐT nước ngoài đang nắm giữ đạt khoảng 4 tỉ USD, chiếm 16,4% mức vốn hóa của toàn thị trường. Hàng ngày có khoảng 80-100 công ty có cổ phiếu giao dịch. Trên thị trường phi tập trung, tổng khối lượng giao dịch gấp khoảng 6 lần so với khối lượng giao dịch trên Hastc. Số công ty niêm yết cuối năm 2006 tăng gần 5 lần so với năm 2005 đã lên tới 193 công ty, số tài khoản giao dịch đạt hơn 10 vạn gấp 3 lần năm 2005 và 30 lần so với 6 năm trước. Trong vòng một năm, chỉ số Vn-Index tăng hơn 500 điểm, từ hơn 300 điểm cuối 2005 lên 800 điểm cuối 2006. Sự phát triển mạnh mẽ của TTCK năm 2006 đã thu hút sự quan tâm của giới đầu tư, nhiều người dân đã chuyển từ các kênh đầu tư phổ biến trước đây như gửi tiết kiệm, mua ngoại tệ, nhà đất… sang đầu tư cổ phiếu. Việc Việt Nam trở thành thanh viên của WTO cũng đã

tác động rất tích cực đến sự phát triển của TTCK, thu hút nhiều hơn sự quan tâm của NĐT nước ngoài vào TTCK Việt Nam. Trong năm 2006 các công ty niêm yết đã có những tiến bộ đáng kể trong việc thực hiện công bố thông tin, quản trị DN và huy động vốn qua TTCK. Hệ thống các tổ chức trung gian ngày càng phát triển. Hệ thống thành viên lưu ký chứng khoán, ngân hàng chỉ định thanh toán và ngân hàng giám sát phục vụ tốt cho thanh toán giao dịch chứng khoán. Các TTGDCK đã vận hành hệ thống giao dịch thông suốt, cơ bản đáp ứng được yêu cầu giao dịch của thị trường. Luật Chứng khoán chính thức được thông qua ngày 23/6/2006 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã lành mạnh hóa và minh bạch hóa hơn cho môi trường đầu tư tại TTCK. Năm 2007, TTCK Việt Nam đạt được những thành công đáng kể: quy mô hoạt động của thị trường không ngừng mở rộng; nhiều loại cổ phiếu và trái phiếu mới được niêm yết trên thị trường; các chủ thể quan trọng của thị trường như các tổ chức niêm yết; các CTCK; các NĐT đã thực sự thích nghi với môi trường hoạt động của một thể chế tài chính bậc cao – TTCK. TTGDCK TPHCM chính thức được chuyển đổi thành SGDCK TPHCM vào giữa năm 2007, đồng thời SGDCK đã thực hiện giao dịch khớp lệnh liên tục từ ngày 30/07/2007 và từng bước triển khai giao dịch nhập lệnh từ xa để đáp ứng với tình hình thị trường đang phát triển. Số lượng CTCK cũng có sự tăng lên rất lớn trong năm 2007, từ 22 CTCK vào cuối năm 2006 thì tính đến thời điểm 31/12/2007, có tổng cộng 80 CTCK được UBCKNN cấp giấy phép hoạt động, trong đó có 69 công ty đã chính thức đi vào hoạt động. Trong bối cảnh số lượng các CTCK ngày một gia tăng, thị phần ngày càng bị chia nhỏ và sự cạnh tranh càng trở nên khốc liệt, các CTCK tăng cường mở rộng cả về phạm vi và quy mô hoạt động. Dịch vụ của các CTCK cũng ngày càng hoàn thiện và phát triển. Nhiều CTCK đã ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại để mang lại nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng: đặt lệnh qua điện thoại, trading online, tra cứu kết quả qua SMS… Sự cải tiến trong việc cung cấp dịch vụ đã thu hút sự tham gia nhiệt tình của các NĐT. Chính vì thế, có thể nói, vai trò của các CTCK trong việc tạo cầu và kích cầu cho TTCK trong thời gian này là rất lớn. Số lượng công ty niêm yết cũng tăng lên 253 công ty vào cuối năm 2007. Sự gia tăng nhanh chóng lượng cổ phiếu niêm yết trên thị

trường, cùng với sự ra đời của hàng loạt các CTCK mang đến những dịch vụ tiện ích đã thu hút được một số lượng lớn các NĐT cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Đến cuối năm 2007 toàn thị trường đã có tổng cộng 327.000 tài khoản giao dịch chứng khoán mở tại các CTCK (tăng 240.816 tài khoản, tương đương 279% so với cuối năm 2006). Bên cạnh sự tham gia ngày càng đông đảo của các NĐT cá nhân, TTCK Việt Nam giai đoạn này cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của các tổ chức tài chính lớn trong khu vực và trên thế giới như: JP Morgan, Merrill Lynch, Citigroup… Tính đến cuối năm 2007, số lượng NĐT nước ngoài mở tài khoản tại các CTCK lên đến con số 7.900 tài khoản (cá nhân 7.400 và tổ chức là 500). Sự gia tăng về số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán là một dấu hiệu khả quan về sự quan tâm và tham gia vào TTCK của công chúng đầu tư. Hơn nữa so với các năm trước, trong năm 2007 NĐT cũng đã trưởng thành hơn, và ngày càng tỏ ra chuyên nghiệp hơn. Trình độ hiểu biết và nhu cầu về đầu tư chứng khoán của các NĐT cá nhân cũng như tổ chức ngày một tăng.

Năm 2008 TTCK Việt Nam chứng kiến sụt giảm mạnh của toàn thi trường. Nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng trưởng nóng của các cổ phiếu trong hai năm 2006, 2007 và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Chỉ số VN-index đã tuột dốc thê thảm từ mức 927,02 điểm vào cuối năm 2007 xuống chỉ còn 315,62 điểm vào cuối năm 2008. Chỉ số HASTC-Index giảm tổng cộng 218,44 điểm (tương đương 67,51%) xuống 105,11 điểm. Trong năm 2008, lượng cung tiếp tục được bổ sung đáng kể thông qua việc Chính phủ đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN, đặc biệt là các DN quy mô lớn, kinh doanh hiệu quả và việc bán bớt cổ phần Nhà nước trong các DN đã CPH, chưa kể hàng loạt ngân hàng, CTCK, DN... phát hành trái phiếu, cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Thống kê cho thấy chỉ riêng trong năm 2008, cả hai sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội đã đón nhận thêm 87 cổ phiếu mới lên sàn (31 trên sàn TP.HCM) với những gương mặt rất lớn như Hoàng Anh Gia Lai, PetroVietnam Finance, Vinaconex… dẫn đến tình trạng TTCK có nguy cơ thừa "hàng". Trong năm 2008 hàng loạt giải pháp tình thế đã được UBCKNN đưa ra như thu hẹp biên độ giao dịch, SCIC mua cổ phiếu nhằm bình ổn thị trường… Tuy nhiên những giải pháp này

chưa cho thấy được sự hiệu quả cần thiết. Đây cũng là bài học kinh nghiệm cho các cơ quan quản lý. Xét về các biện pháp phát triển thị trường mang tính chất dài hạn, trong năm 2008 thị trường đã đạt được một số bước tiến nhất định, trong đó điển hình là việc thực hiện tách bạch tiền gửi của NĐT và chuyển sang cho ngân hàng quản lý (việc tách bạch tiền của NĐT và CTCK sẽ đảm bảo hơn các quyền lợi cho NĐT, nâng cao tính minh bạch của thị trường). Năm 2008 cũng chứng kiến sự thua lỗ của các CTCK, trước hết là do các hoạt động môi giới, tư vấn….bị co hẹp không đủ để cho các CTCK trang trải các chi phí hoạt động, tuy nhiên khoản lỗ từ hoạt động tự doanh của các CTCK cũng là rất lớn. Chính sự khó khăn này đã giúp các CTCK trưởng thành hơn rất nhiều, các CTCK đẩy mạnh khâu dịch vụ, tối ưu hóa tiện ích, làm đẹp lòng khách hàng bằng biểu phí ưu đãi, tái repo, cho vay cầm cố.... ; đầu tư vào công nghệ thông tin và con người để cải thiện chất lượng dịch vụ, tốc độ xử lý lệnh tại nhiều công ty lên tới 220 lệnh/s, hiện tượng “thắt nút cổ chai” về cơ bản được giải quyết. Nhiều CTCK đã đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật cho giao dịch trực tuyến và giao dịch không sàn. Sự sụt giảm mạnh của TTCK trong năm 2008, sự thua lỗ của hầu hết các NĐT đã khiến người ta nhận thấy sự cần thiết của các công cụ phòng ngừa rủi ro và chứng khoán phái sinh đặc biệt là quyền chọn chứng khoán đã được nhiều người đề cập đến để giúp các NĐT có những công cụ phòng ngừa rủi ro.

Năm 2009 đã đánh dấu một năm đầy thử thách và thành công với nhiều biến động mạnh trên thị trường. Chỉ số chứng khoán VN-Index từ 315.62 điểm cuối năm 2008 giảm xuống mức thấp nhất 235.5 điểm trong năm 2009 rồi lại tăng mạnh lên 624.1 điểm, và lại giảm xuống 434.87 điểm thời điểm cuối năm. Quy mô của TTCK đã được mở rộng, chỉ trong vòng một năm, số lượng cổ phiếu niêm yết đã tăng lên đáng kể. Tính đến cuối năm 2009, số lượng cổ phiếu niêm yết trên cả hai sàn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã lên con số 457. Trong đó, 200 mã chứng khoá được niêm yết tại sàn HSX gồm cả 50 mã niêm yết mới và chuyển sàn; số mã chứng khoán trên sàn HNX là 257 mã đã gồm 94 mã niêm yết mới và chuyển sàn. Như vậy, tính chung cả năm 2009 đã có 144 mã niêm yết mới.

(Nguồn: chứng khoán Tân Việt)

Thị trường cổ phiếu niêm yết đã có sự thay đổi về chất khi UBCKNN yêu cầu các công ty niêm yết không đủ điều kiện niêm yết buộc phải chuyển sàn. Theo đó, những công ty đang niêm yết tại HSX mà có vốn điều lệ dưới 80 tỷ đồng sẽ phải làm thủ tục chuyển sang niêm yết tại HNX như ALT, BPC, DXP, DPC, RHC, SAF, SJ1, CSG… Tính minh bạch trong thông tin được cải thiện khi UBCK yêu cầu các công ty niêm yết phải có báo cáo soát xét định kỳ nửa năm một lần. Thêm vào đó, UBCKNN cũng yêu cầu các CTCK từ 10/04 phải đóng cửa các đại lý nhận lệnh đảm bảo thi hành đúng luật chứng khoán. Giai đoạn này UBCKNN mạnh tay siết chặt các quy định giao dịch, thay đổi quy chế niêm yết.

Trong năm 2009 TTCK Việt Nam có những sự kiện nổi bật có ảnh hướng lớn đến sự phát triển của thị trường:

- Chính thức vận hành thị trường Upcom: Ngày 24/06, SGDCK Hà Nội chính thức đưa vào vận hành thị trường Upcom dành cho CTĐC chưa niêm yết. Đây chính là lời giải cho bài toán thanh khoản trên thị trường OTC với sự minh bạch thông tin, minh bạch về giá và đảm bảo xác thực giao dịch. Thị trường UpCOM còn giúp các cổ đông nội bộ của các CTĐC không đủ điều kiện niêm yết trên HOSE, HNX giải quyết nhu cầu về vốn. Sau gần 6 tháng hoạt động, thị trường Upcom tỏ ra chưa thực sự có sức hấp dẫn đối với các NĐT cũng như các CTĐC. Cụ thể là, tính đến 31/12/2009

mới chỉ có 34 trong tổng số gần 1000 CTĐC tham gia thị trường với tổng giá trị thị trường chỉ chiếm 4.147 tỉ, chưa có nhiều công ty có vốn lớn và kết quả kinh doanh tốt tham gia thị trường, khối lượng giao dịch kỷ lục trên thị trường Upcom mới chỉ được ghi nhận 1,3 triệu cổ phiếu với tổng giá trị là 20,41 tỷ đồng (03/09/2009). Đối với các NĐT, do phương thức khớp lệnh còn cứng nhắc, cộng với các cổ phiếu trên Upcom chưa “hút” được các NĐT nên sau 6 tháng giao dịch chỉ số Upcom Index giảm từ mức khởi điểm 100 điểm về mức 53,82 điểm, giá cổ phiếu trên sàn này cũng giảm khá thấp so với mức giá chào sàn, hầu như chưa có DN nào huy động được vốn trên thị trường Upcom. Như vậy tính về lợi ích của cả 2 bên: NĐT và DN thì Upcom chưa phải là hình thức giao dịch hiệu quả.

- HOSE thực hiện giao dịch trực tuyến: Ngày 12/1/2009, HOSE chính thức triển khai giao dịch trực tuyến. Theo đó, lệnh giao dịch của NĐT được CTCK truyền thẳng vào hệ thống của Sở mà không cần qua đại diện sàn. Sự nâng cấp giao dịch này được coi là bước tiến lớn đối với TTCK Việt Nam, khi tốc độ truyền lệnh từ CTCK vào Sở đạt 220 lệnh/giây so với 8 - 10 giây/lệnh trước đó và không quá 1 giây để NĐT biết được lệnh đã khớp. Ngay sau khi có tin “thông sàn”, các NĐT đã hồ hởi hưởng ứng bằng việc mua vào khối lượng lớn cổ phiếu trên sàn HOSE (mặc dù trong thời điểm này, TTCK vẫn ảm đạm ở mức 300 điểm). Sau 1 năm đi vào triển khai giao dịch trực tuyến thì thanh khoản trên sàn TP Hồ Chí Minh đã tỏ ra vượt trội hơn hẳn so với sàn Hà Nội, trung bình các phiên, giá trị và khối lượng trên sàn HOSE luôn gấp từ 3-4 lần so với giá trị trên sàn HNX.

- Nhiều công ty lớn chào sàn: Năm 2009 được đánh giá là năm của sự phục hồi sau cuộc suy thoái kinh tế nên nhiều đại gia chọn năm nay là thời điểm thuận lợi để chào sàn. Mở đầu là Vietcombank - ngân hàng CPH đầu tiên của Việt Nam đã đưa lên giao dịch 112,3 triệu cổ phiếu và lập tức trở thành DN có vốn hóa lớn nhất thị trường, trên 56.000 tỷ đồng. Ngay sau đó 3 tuần, giới đầu tư chứng kiến sự xuất hiện của 2 đại gia Bảo Việt (BVH) và Vietinbank (CTG). Tiếp đó, trong tháng 10 và tháng 11 hai đại gia Eximbank (EIB) mức vốn hóa 21.000 tỷ đồng, và Công ty cổ phần tập đoàn Ma San với mức vốn hóa 16.700 tỷ đã lần lượt lên sàn kết thúc năm chào sàn

đình đám của các đại gia. Như vậy, chỉ trong vòng 1 năm 5 đại gia nằm trong top 10 DN có mức vốn hóa lớn nhất thị trường đã lên sàn thành công, đánh dấu mốc cho sự mở rộng mạnh mẽ về quy mô vốn của TTCK Việt Nam trong năm 2010.

- Các CTCK đẩy mạnh dịch vụ đòn bẩy tài chính: Với số lượng hơn 100 CTCK trong một thị trường khá nhỏ thì việc cạnh tranh về thị phần giao dịch ngày càng trở nên khốc liệt, và năm 2009 đòn bẩy tài chính lại trở thành công cụ cho cuộc chiến dành giật thị phần. Phổ biến nhất vẫn là các hợp đồng hợp tác đầu tư mà các CTCK phối hợp với Ngân Hàng để cung cấp cho các NĐT như: dịch vụ ứng tiền trước tự động ngay sau khi có kết quả khớp lệnh, dịch vụ ký quỹ với mức ký quỹ lên tới 300%, dịch vụ repo chứng khoán chưa niêm yết, dịch vụ bảo chứng, hay cho vay 100% thời gian T+1, T+2,…thậm chí đến T+7… Chính các đòn bẩy tài chính này đã làm tăng mạnh luồng tiền vào và đẩy nhanh tốc độ quay vòng của tiền. Nếu như năm 2007, thị trường bùng nổ trên mức 1000 điểm, khối lượng giao dịch trung bình ngày cũng chỉ đạt mức đỉnh trên 15 triệu cổ phiếu, sang năm 2008 con số này là 37 triệu cổ

Một phần của tài liệu Quyền chọn chứng khoán.doc (Trang 60 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w