Tăng cung cầu hàng hóa cho TTCK

Một phần của tài liệu Quyền chọn chứng khoán.doc (Trang 98 - 100)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ ÁP DỤNG GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN VÀO TTCK VIỆT NAM

3.2.3.1 Tăng cung cầu hàng hóa cho TTCK

• Về cung hàng hóa.

Việc tăng cung hàng hóa cho TTCK tập trung trong thời gian tới, cả trước mắt và lâu dài, chắc chắn phụ thuộc vào nguồn cung hàng cổ phiếu của các DN nhà nước CPH. Để gia tăng lượng cung hàng hóa cho TTCK Việt Nam trước tiên cần kiên quyết hơn trong công tác CPH DN nhà nước, gắn CPH DN nhà nước với việc niêm yết đồng thời trên TTCK.

Nhà nước cần tích cực hơn trong việc tác động cũng như lựa chọn một số DN có quy mô lớn, có tình hình tài chính lành mạnh, khả năng phát triển tốt để CPH và niêm yết ngay trên TTCK. Chính phủ cần có chỉ đạo sát sao cũng như các ngành các cấp có liên quan cần phải quyết liệt thực hiện kế hoạc CPH DN nhà nước theo đúng tiến độ và gắn kết với TTCK một cách công khai, minh bạch. Tập trung CPH các DN và các tổng công ty lớn, các NHTM, mở rộng việc chuyển đổi các DN có vốn đầu tư nước ngoài thành các công ty cổ phần kết hợp với việc chào bán ra công chúng. Việc IPO những DN lớn là tạo thêm hàng hóa chất lượng cho thị trường. Điều quan trọng là nên có cách thức mới trong việc IPO để vừa bảo đảm cam kết với giới đầu tư, vừa để các đợt IPO lớn ổn định hơn và không tạo ra sức ép về cung cầu hàng hóa cho thị trường trong từng thời điểm.

Ngoài ra nhà nước cũng cần có chính sách khuyến khích, thu hút nhiều loại hình DN tham gia vào TTCK, đặc biệt là tạo điều kiện để các DN vừa và nhỏ làm ăn hiệu quả tham gia niêm yết. Áp dụng các ưu đãi cho cho các đối tượng sắp tham gia vào thị trường bằng công cụ về thuế, về các chính sách ưu đãi khác nhằm tạo sự thuận lợi cho các DN này tham gia thị trường. Tiếp tục khuyến khích các DN tư nhân nói riêng và các DN niêm yết nói chung bằng cách gia hạn ưu đãi thuế thu nhập DN khi niêm yết Nhà nước muốn có nguồn thu ngân sách lớn thì phải kích thích cho TTCK phát triển vì đây là nơi tạo ra nguồn thu lớn cho Ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, UBCKNN cũng tạo môi trường thông thoáng cho các DN sắp niêm yết trên sàn, hạn chế tối đa các thủ tục rườm rà, không cần thiết nhằm giúp các DN tham vào thị trường một cách dễ dàng hơn.

Chúng ta cũng cần quan tâm đến vấn đề xác định giá trị DN. Cho phép các DN đánh giá lại tài sản và thương hiệu đúng giá trị đích thực thông qua các công ty định giá với những quy định cụ thể và chặt chẽ, nên tổ chức đấu giá công khai trên thị trường theo tình thần nghị định 109/2007/NĐ-CP. Có thể mời các công ty định giá nước ngoài tham gia, điều này góp phần làm gia tăng uy tín cổ phiếu công ty trên thị trường.

Phát triển hàng hóa cho TTCK không chỉ là gia tăng số lượng mà còn phải nâng cao chất lượng các công ty niêm yết. Các công ty niêm yết phải là các công ty lành mạnh về tài chính, công khai minh bạch đối với cổ đông và kinh doanh ổn định có hiệu quả. Đây là những nhân tố vô cùng quan trọng để tạo lòng tin cho các NĐT.

• Về cầu hàng hóa

Sự tham gia của các NĐT ngày càng tăng sẽ góp phần tăng tính thanh khoản và hiệu quả của TTCK, từ đó khuyến khích các DN tăng cường sử dụng kênh TTCK để huy động vốn và sử dụng vốn một cách có hiệu quả. TTCK muốn thành công phải dựa trên sự cân bằng cung cầu. Lực lượng các NĐT tham gia trên TTCK còn quá nhỏ so với quy mô dân số 86 triệu người, đa số tham gia theo phương thức ngắn hạn và nhỏ lẻ. Cần mở rộng phạm vi các định chế trong nước tham gia vào thị trường như các công ty bảo hiểm, bảo hiểm xã hội đồng thời khuyến khích các NĐT nước ngoài

Một phần của tài liệu Quyền chọn chứng khoán.doc (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w