Ra đời từ năm 2000, thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đã có hơn mƣời năm tồn tại và đang phát triển một cách nhanh chóng. Đến nay, nó đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của thị trƣờng vốn và của cả nền kinh tế. Thị trƣờng chứng khoán góp phần tạo điều kiện cho các công ty trong nền kinh tế một kênh huy động vốn hấp dẫn và dễ dàng. Các doanh nghiệp cổ phần coi đây là một thị trƣờng huy động vốn hấp dẫn có thể huy động cả vốn cổ phần và nợ. Tính đến ngày 17/6/2011, cả thị trƣờng có 1361 chứng khoán niêm yết ở hai sàn giao dịch: HOSE (338 chứng khoán) và HNX (1023 chứng khoán), trong đó có 670 cổ phiếu, 557 trái phiếu, còn lại là các chứng chỉ và chứng khoán trên UPCoM.
Bảng 2.1a Quy mô niêm yết thị trường TP.HCM tính đến ngày 17/6/2011
Toàn thị
trường Cổ phiếu Chứng chỉ Trái phiếu
Số mã chứng khoán niêm yết 338 286 5 47
Tỉ trọng 100.00% 84.62% 1.48% 13.91%
Khối lƣợng niêm yết (ngàn CK) 13,185,021 12,820,432 276,099 88,490
Tỉ trọng 100.00% 97.23% 2.09% 0.67%
Giá trị niêm yết (triệu đồng) 140,687,297 128,204,322 2,760,993 9,721,982
Tỉ trọng 100.00% 91.13% 1.96% 6.91%
Bảng 2.1b Quy mô niêm yết thị trường Hà Nội tính đến ngày 17/6/2011
Toàn thị
trƣờng Cổ phiếu Trái phiếu UPCoM
Số mã chứng khoán niêm yết 1,023 384 510 129
Tỉ trọng 100.00% 37.54% 49.85% 12.61%
Khối lƣợng niêm yết (ngàn CK) 10,550,246 7,271,191 1,691,737 1,587,318
Tỉ trọng 100.00% 68.92% 16.04% 15.05%
Giá trị niêm yết (triệu đồng) 257,258,754 72,711,909 169,173,662 15,373,183
Tỉ trọng 100.00% 28.26% 65.76% 5.98%
(Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội)
Có thể nhận thấy rằng, cổ phiếu có khối lƣợng giao dịch chiếm tỉ trọng lớn ở cả hai sàn HOSE và HNX. Tuy nhiên, nếu phần lớn giá trị niêm yết của sàn HOSE mang lại là từ cổ phiếu (91.13%) thì phần lớn giá trị niêm yết của sàn HNX lại bắt nguồn từ trái phiếu (65.76%). Số lƣợng trái phiếu ở sàn HNX (510 trái phiếu) lớn hơn rất nhiều so với số lƣợng trái phiếu ở sàn HOSE (47 trái phiếu). Đứng trên góc độ thị trƣờng vốn, tuy số lƣợng cổ phiếu trên sàn HOSE (286 cổ phiếu) ít hơn số lƣợng cổ phiếu trên sàn HNX (384 cổ phiếu) nhƣng lại có giá trị vốn hóa lớn hơn rất nhiều (chiếm gần 64% giá trị cổ phiếu niêm yết trên cả hai sàn). Điều này dễ hiểu vì HOSE là nơi giao dịch của phần nhiều cổ phiếu lớn trong khi HNX là sân chơi của số đông cổ phiếu nhỏ.
2.1.3. Những biến số vĩ mô trong quan hệ với cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam
Sau khi nhìn lại và phân tích những đặc điểm của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam trong những năm qua3, chúng tôi mong muốn tìm hiểu những yếu tố nào có ảnh hƣởng đáng kể đến sự thay đổi cấu trúc vốn của các công ty, nhất là trƣớc và sau khủng hoảng tài chính 2008. Chúng tôi chọn thời điểm bắt đầu khảo sát là từ đầu năm 2007, tức là chúng tôi sẽ xem xét tất cả những cổ phiếu đƣợc niêm yết trƣớc thời điểm 1/1/2007 –
3 Xem phần phân tích của chúng tôi về thị trƣờng chứng khoán Việt Nam trong những năm qua tại Chuyên đề I:
trừ những cổ phiếu thuộc nhóm ngân hàng và bảo hiểm. Trong năm 2006, nhƣ đã phân tích trong Chuyên đề I, là năm có sự bùng nổ về số lƣợng, khối lƣợng và giá trị cổ phiếu niêm yết. Do đó, sự gia tăng về cỡ mẫu quan sát sẽ giúp cho kết quả nghiên cứu của chúng tôi phản ánh thực tế tốt hơn. Chúng tôi cũng sẽ đƣa vào mô hình kiểm định những yếu tố vĩ mô nhƣ lạm phát, tăng trƣởng GDP, lãi suất…, các điều kiện của thị trƣờng chứng khoán nhƣ rủi ro, tỉ suất sinh lợi của thị trƣờng… bên cạnh đó là các chỉ tiêu đặc thù ngành.
Để hiểu rõ những yếu tố trên đƣợc biểu hiện ra sao và có quan hệ nhƣ thế nào với cấu trúc vốn của doanh nghiệp trong điều kiện Việt Nam, chúng tôi đƣa ra những phân tích và đánh giá chi tiết ở Chuyên đề II: Phân tích một số chỉ tiêu trong hoạch định cấu trúc vốn ở Việt Nam4.