a) Các biến số vĩ mô và biến động trong dài hạn
Các nhân tố vĩ mô nhƣ: điều kiện của thị trƣờng nợ, chỉ số CPI, lạm phát kì vọng, chỉ số tăng trƣởng của thị trƣờng tài chính, Vn-Index… là những nhân tố hay bị các nhà quản trị tài chính Việt Nam quên lãng trong khi nó lại có tác động mạnh tới quyết định tài trợ và rủi ro của công ty. Những nhân tố này biến động mạnh trong ngắn hạn có thể gia tăng rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao thì rất dễ bị phá sản do rủi ro tổng thể gia tăng. Vì vậy trong giai đoạn những nhân tố vĩ mô có biến động mạnh nhƣ trong trƣờng hợp có khủng hoảng hay lạm phát cao, các doanh nghiệp nên cân nhắc giữ đòn bẩy tài chính thấp để hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp.
b) Rủi ro tổng thể của doanh nghiệp
Nhƣ đã phân tích ở trên, trong quá trình hoạch định cấu trúc vốn, doanh nghiệp cần đặt những phân tích đánh giá đặc điểm ngành, biến số vĩ mô trong mối quan hệ với rủi ro tổng thể của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có điều chỉnh hợp lý trên đòn bẩy tài chính và đòn bẩy kinh doanh để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro của doanh nghiệp và mang lại giá trị lớn nhất cho cổ đông. Để quyết định đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp cần kiểm soát rủi ro tài chính trong mối tƣơng quan với rủi ro kinh doanh. Doanh nghiệp cần phân tích rõ tác động của những biến số vĩ mô, đặc trƣng trong ngành và sau đó là những đặc trƣng của doanh nghiệp nhƣ tấm chắn thuế, tình trạng kiệt quệ tài chính, ROA, ROE lên rủi ro tài chính, rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp để có những thay đổi trong đòn bẩy một cách nhanh chóng và hợp lý18
.
18
Ở đây chúng tôi lấy một ví dụ: Trong điều kiện nền kinh tế vĩ mô có nhiều biến động dễ dẫn đến khủng hoảng, đe doạ làm sụt giàm doanh thu của doanh nghiệp, làm tăng rủi ro kinh doanh, để giảm thiểu rủi ro chung của toàn doanh nghiệp cần phải giảm rủi ro tài chính bằng cách giảm độ nghiêng đòn bẩy tài chính.